Bước tới nội dung

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sảnTrung Quốc
Chức vụ bị xóa bỏ
Đảng huy Đảng Cộng sản Trung Quốc
Chủ tịch Mao Trạch Đông liên tục đảm nhiệm chức vụ hơn 30 năm
Chức vụ tiền nhiệmChủ tịch Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Chức vụ kế nhiệmTổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhiệm kỳ đầuMao Trạch Đông
Nhiệm kỳ cuốiHồ Diệu Bang
Cách gọiChủ tịch
Nơi làm việcTrung Nam Hải
Bổ nhiệmỦy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Chức vụ thành lập19/6/1945
Chức vụ kết thúc1/9/1982

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là chức vụ phụ trách chủ yếu Ủy ban Trung ương Đảng.

Ngày 19/6/1945 Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị thứ nhất Đại hội Đại biểu Toàn quốc khóa 7 (gọi tắt là Thất Đại), Chủ tịch Bộ Chính trị Trung ương và Chủ tịch Ban Bí thư Trung ương, Bí thư Ban Bí thư Mao Trạch Đông đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng, về sau đảm nhận Chủ tịch Đảng đến hết đời.

Ngày 1/9/1982 Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Đại hội thứ 12 của Đảng, Đại hội sửa đổi Điều lệ Đảng, quyết định xóa bỏ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương và thiết lập chức vụ Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương bao gồm quy định Tổng Bí thư có chức năng phụ trách triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương và Hội nghị Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương, chủ trì công tác Ban Bí thư Trung ương.

Đại hội thứ 18 Điều lệ Đảng sửa đổi thiết lập chức vụ "Chủ tịch danh dự Ủy ban Trung ương", chức vụ thiết lập dành cho Mao Trạch Đông khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Đảng từ khóa 7 và Chủ tịch Quân ủy Trung ương đến khi qua đời.

Quyền hạn Chủ tịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều lệ Đảng Đại hội khóa 7

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ tịch Ủy ban Trung ương là Chủ tịch Bộ Chính trị Trung ương và Chủ tịch Ban Bí thư Trung ương
  • Công tác chủ yếu của Ủy ban Trung ương, thành lập tổ chức, tuyên truyền cho quân sự, báo đảng và các cơ quan khác chịa sự giám sát và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ tịch Đảng.

Điều lệ Đảng Đại hội khóa 8

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương đồng thời là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Bộ Chính trị Trung ương
  • Ủy ban Trung ương xem xét nếu cần thiết, tán thành thành lập chức vụ "Chủ tịch danh dự Ủy ban Trung ương"

Điều lệ Đảng Đại hội khóa 9

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đảng ủy tới tổ chức Đảng ra quyết định, chỉ thị nếu có ý kiến bất đồng, lưu lại ý kiến báo cáo Chủ tịch và Ủy ban Trung ương Đảng
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ban Thường vụ Bộ Chính trị thống nhất cơ cấu, chỉ đạo công việc thường nhật của Đảng, Quốc vụ viện và Quân đội

Điều lệ Đảng Đại hội khóa 10

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đảng ủy tới tổ chức Đảng ra quyết định, chỉ thị nếu có ý kiến bất đồng, lưu lại ý kiến báo cáo Chủ tịch
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ban Thường vụ Bộ Chính trị thống nhất cơ cấu, chỉ đạo công việc thường nhật của Đảng, Quốc vụ viện và Quân đội

Điều lệ Đảng Đại hội khóa 11

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiến pháp 1975

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ tịch Ủy ban Trung ương thống soái của các lực lượng vũ trang toàn quốc

Hiến pháp 1978

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các Lực lượng vũ trang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng làm thống soái

Danh sách Chủ tịch Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ thứ Chân dung Chủ tịch Nhiệm kỳ bắt đầu Nhiệm kỳ kết thúc

Chủ tịch Bộ Chính trị Trung ương (1943-1969)

[sửa | sửa mã nguồn]
1 Mao Trạch Đông
(26/12/1893-9/9/1976)
20/3/1943 24/4/1969

Chủ tịch Ủy ban Trung ương (1945-1982)

[sửa | sửa mã nguồn]
1 Mao Trạch Đông 19/6/1945 9/9/1976
2 Hoa Quốc Phong
(1921-2008)
7/10/1/1976 29/6/1981
3 Hồ Diệu Bang
(1915-1989)
29/6/1981 1/9/1982

Phó Chủ tịch Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi tắt Phó Chủ tịch Trung ương Trung Cộng hay còn được gọi là Phó Chủ tịch Đảng, chức vụ được thiết lập từ năm 1956 tới năm 1982. Là chức vụ lãnh đạo cấp cao gần với người phụ trách chủ yếu Trung ương Đảng (Chủ tịch Đảng).

Tháng 9/1956 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa 8 Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thông qua bản sửa đổi "Điều lệ Đảng", thiết lập chức vụ Chủ tịch Đảng và Phó Chủ tịch Đảng, do Ủy ban Trung ương nhận lệnh, các Phó Chủ tịch Đảng đều phải là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Tháng 9/1982 Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa 12 được triệu tập, Đại hội đã sửa Điều lệ Đảng, thông qua không thiết lập chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch Đảng.

Danh sách Phó Chủ tịch Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Khóa thứ Ủy ban Trung ương Đảng Chân dung Họ tên Nhiệm kỳ Chủ tịch Ghi chú
Nhiệm kỳ bắt đầu Nhiệm kỳ kết thúc
Khóa thứ 8 Lưu Thiếu Kỳ 9/1956 8/1966
Mao Trạch Đông
Nhiệm kỳ kéo dài tới hội nghị thứ 11
Chu Ân Lai 9/1956 8/1966
Chu Đức 9/1956 8/1966
Trần Vân 9/1956 8/1966
Lâm Bưu 5/1958 4/1969 Hội nghị thứ 5 bổ sung, tới hội nghị thứ 11 là Phó Chủ tịch duy nhất
Khóa thứ 9 Lâm Bưu 4/1969 9/1971
Mao Trạch Đông
Phó Chủ tịch duy nhất trong Đảng, khi đào thoát thì bị tử vong, về sau bị tước Đảng tịch
Khóa thứ 10 Hoa Quốc Phong 4/1976 10/1976
Mao Trạch Đông


Hoa Quốc Phong
Hội nghị Bộ Chính trị bổ sung làm "Phó Chủ tịch thứ nhất"
Chu Ân Lai 8/1973 1/1976 Mất khi đang tại chức
- Vương Hồng Văn 8/1973 10/1976 Thành viên "Tứ Nhân bang", sau bị miễn nhiệm chức vụ và tước Đảng tịch
Khang Sinh 8/1973 12/1975 Mất khi đang tại nhiệm, sau bị tước Đảng tịch
Diệp Kiếm Anh 8/1973 8/1977 Từ 10/1976 tới 7/1977 là Phó Chủ tịch duy nhất của Đảng
Lý Đức Sinh 8/1973 1/1975 Từ chức tại Hội nghị lần thứ 2
Đặng Tiểu Bình 1/1975
7/1977
4/1976
8/1977
Bổ sung tại Hội nghị lần thứ 2, sau nhân sự kiện Tứ ngũ Thiên An Môn bị miễn chức vụ, Hội nghị lần thứ 3 phục chức
Khóa thứ 11 Diệp Kiếm Anh 7/1977 9/1982
Hoa Quốc Phong


Hồ Diệu Bang
Đặng Tiểu Bình 7/1977 9/1982
Lý Tiên Niệm 7/1977 9/1982
Uông Đông Hưng 7/1977 2/1980 Từ chức tại Hội nghị thứ 5
Trần Vân 12/1978 9/1982 Bổ sung tại Hội nghị lần thứ 3
Triệu Tử Dương 6/1981 9/1982 Bổ sung tại Hội nghị lần thứ 6
Hoa Quốc Phong 6/1981 9/1982 Bổ sung tại Hội nghị lần thứ 6

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]