Chủ doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp hay chủ xí nghiệp, trước kia từng gọi là chủ hãng buôn, hay như trong lĩnh vực xây dựng hoặc bất động sản còn gọi là chủ thầu hay chủ đầu tư, là người thiết lập hoặc điều hành một doanh nghiệp/dự án hay nhiều doanh nghiệp/dự án khác nhau. Danh xưng này ý chỉ việc tự kinh doanh và ở một cấp độ nào đó của sự đổi mới sáng tạo cũng như rủi ro tài chính. Thuật ngữ chủ doanh nghiệp (entrepreneur) ở phương Tây được sử dụng lần đầu vào năm 1723, ngày nay nó bao hàm cả các phẩm chất lãnh đạo, óc sáng tạo và đổi mới trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, phân phối và/hoặc dịch vụ. Nhà kinh tế học người Mỹ Robert Reich từng nói việc xây dựng đội ngũ, năng lực lãnh đạo và quản lý là những phẩm chất cần có của một chủ doanh nghiệp.[1] Những công ty thành công trong tương lai theo ông sẽ là những doanh nghiệp đề ra một mô hình mới về các mối quan hệ lao động dựa trên sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.[2]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Paul Muljadi. Entrepreneurship [Làm chủ (hay khởi tạo) doanh nghiệp].[liên kết hỏng]
- ^ Stuart Crainer (2000). Generation Entrepreneur [Chủ doanh nghiệp của thế hệ]. FT Press. tr. 202.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Acs, Z. and Audretsch, D. B. (2010). Handbook of Entrepreneurship Research: An Interdisciplinary Survey and Introduction. New York: Springer.
- Deakins, D.; Freel, M. (2009). Entrepreneurship and Small Firms, 5th Edition. McGraw Hill.
- Minniti, M. and Moren, L. (2010). "Entrepreneurial types and economic growth", Journal of Business Venturing, 25 (3): 305-314.
- Shane, S. and Venkataraman, S. (2000). "The Promise of Entrepreneurship as A Field of Research", Academy of Management Review, 25(1), 217-226.
- Shane, S. and Nicolaou, N. (2013). The genetics of entrepreneurial performance. International Small Business Journal, 31(5): 473-495.
- Ucbasaran, D., Westhead, P., and Wright, M., (2001). "The Focus of Entrepreneurial Research: Contextual and Process Issues" Lưu trữ 2018-11-18 tại Wayback Machine, Entrepreneurship Theory and Practice, 25(4): 57-80.
- Gedajlovic, Neubaum and Shulman (2009). "A typology of social entrepreneurs: Motives, search processes and ethical challenges", Journal of Business Venturing, 24 (5): 519-532.