Bước tới nội dung

Chế Thanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chế Thanh
Tên gọi khácChế Thanh
Sinh12 tháng 6, 1967 (57 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Thể loại
Nghề nghiệp
Hãng đĩa
  • Hoàng Đỉnh
Bài hát tiêu biểuChuyện tình dang dở
Đêm sầu đời
Gõ cửa trái tim
Người không cô đơn
Em hãy về đi
Vầng trán suy tư
Nhẫn cỏ cho em
Tình đã bay xa
Trái mồng tơi

Chế Thanh (sinh năm 1967) là ca sĩ người Việt Nam, chuyên dòng nhạc vàng và nhạc trữ tình nói chung. Sinh ra trong một gia đình gồm nhiều nghệ sĩ cải lương, Chế Thanh từng theo đuổi bộ môn này và đoạt Huy chương vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc Việt Nam vào năm 1990. Về sau anh chuyên tâm biểu diễn tân nhac hoặc nhạc Phật giáo, đồng thời sáng tác nhiều thể loại từ tân nhạc đến vọng cổ.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh sinh ra trong gia đình nghệ sĩ cải lương, có cha là soạn giả Thái Quốc Nam; mẹ là nghệ sĩ kiêm trưởng đoàn Bạch Hoa Liên, còn anh trai từng là nghệ sĩ cải lương của đoàn Minh Tơ.[1]

Anh bắt đầu tham gia ca hát nghiệp dư từ thời còn là học sinh bậc trung học phổ thông, tham gia phong trào Ca khúc Chính trị. Tốt nghiệp, anh thi vào Trường Nghệ thuật sân khấu 2, chung khóa 4 với các nghệ sĩ Nhật Cường, Hoàng Sơn.[1]

Năm 1990, anh giành huy chương vàng trong Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.[1] Tuy vậy, anh chỉ theo bộ môn cải lương trong vài năm rồi quay về chuyên tâm tân nhạc, được biết đến nhiều qua loạt băng video Mưa bụi của Hãng phim Trẻ và Kim Lợi Studio trong thập niên 1990. Thính giả biết đến Chế Thanh qua những bài như "Lời đắng cho một cuộc tình" (Nhật Ngân), "Chuyện tình dang dở" (Mộng Long), "Tình đã bay xa" (Hàn Châu),[1] "Chuyện hợp tan" (Quốc Dũng & Nguyễn Đức Cường), "Vó ngựa trên đồi cỏ non" (Giao Tiên),... Một thời anh là giọng ca ăn khách, khuấy động sân khấu ca nhạc miền Tây Nam Bộ.[2] Về sau anh còn làm đạo diễn video nhạc, sản xuất album hay đào tạo các ca sĩ mới.[1]

Những năm sau này, anh tham gia một số hoạt động lạc quyên của các tu sĩ Phật giáo và hát nhạc đạo, thông qua Công ty TNHH CTC do anh điều hành để tổ chức một số đêm diễn Đạo và đời gây quỹ.[3] Anh có tham gia vài chương trình trò chơi truyền hình.[1]

Chế Thanh đã kết hôn và có ba con;[2] một trong số này có tham gia ca hát, tên là Phạm Thủy Tiên.[4][5]

Sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f “Tiểu sử ca sĩ Chế Thanh”. VOH Online. 14 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b c Dương Thu (1 tháng 2 năm 2020). “Ca sĩ Chế Thanh- vẫn vang xa tiếng hát”. Báo Vĩnh Long.
  3. ^ Đức Thọ (6 tháng 7 năm 2014). “Chế Thanh tâm sự về hát Phật ca”. Báo Giác Ngộ.
  4. ^ Mẫn Nhi (24 tháng 4 năm 2021). “Thủy Tiên – "sao nối ngôi" của ca sĩ Chế Thanh”. Báo Tuổi Trẻ.
  5. ^ Tuyết Sương (1 tháng 6 năm 2020). “Thi đấu bóng đá thiện nguyện ủng hộ cựu cầu thủ bóng đá Trần Thanh Trường”. Báo Vĩnh Long.