Bước tới nội dung

Bộ Có đuôi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Caudata)
Bộ Có đuôi
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Jurassic-Nay, 164–0 triệu năm trước đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Phân lớp (subclass)Lissamphibia
Bộ (ordo)Caudata
Scopoli, 1777
Phân bố các loài bản địa trong bộ Có đuôi (màu lục)
Phân bố các loài bản địa trong bộ Có đuôi (màu lục)
Các phân bộ

Bộ Có đuôi (danh pháp khoa học: Caudata), là một bộ gồm khoảng 655 loài lưỡng cư còn sinh tồn, bộ này gồm các loài kỳ giông, sa giôngcá cóc Tam Đảo.[1] Chúng có bề ngoài giống như thằn lằn hay tắc kè, với cơ thể thanh mảnh, mũi ngắn, và đuôi dài. Tất cả các loài tuyệt chủng trong bộ này đã được phát hiện và tất cả các loài còn sinh tồn đều được xếp vào bộ có tên khoa học là Caudata, trong khi đó, thỉnh thoảng các loài còn sinh tồn được xếp vào nhóm Urodela.[2] Hầu hết có 4 ngón ở hai chân trước và 5 ngón ở hai chân sau. Da ẩm của chúng thường làm cho chúng phụ thuộc vào môi trường sống hoặc gần vực nước, hoặc ở các nơi mát, ẩm khác. Một số loài sống trong nước hoàn toàn trong suốt vòng đời của nó, một số cần nước liên tục, và số khác thì sống hoàn toàn trên cạn khi trưởng thành. Là nhóm các động vật có xương sống độc đáo, chúng có khả năng mọc lại các chi đã bị mất, cũng như những phần khác của cơ thể chúng. Da của một số loài chứa chất độc tetrodotoxin mạnh, những loài này thường di chuyển chậm và có màu sắc cảnh báo chất độc của chúng.

Trong thần thoại, kỳ giông liên quan đến lửa, chúng được cho là không bị lửa làm tổn hại, và quần áo được làm từ da của chúng có thể chống cháy.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Có sự khác biệt về định nghĩa giữa các tác giả về "Caudata" và "Urodela". Một số cho rằng Urodela nên bị thu hẹp hành một nhóm chỏm cây, và Caudata được sử dụng cho toàn nhóm lưỡng cư có đuôi. Một số khác ngược lại, xem Caudata như nhóm chỏm cây và dùng Urodela cho toàn nhóm lưỡng cư có đuôi. Cách phân loại thứ nhất được sử dụng rộng rãi hơn.[3]

Bộ Caudata được chi ra thành ba phân bộ và mười họ.[2]

Cryptobranchoidea
Họ Tên thông thường (tiếng Anh) Loài ví dụ

Hìnnh ảnh

Cryptobranchidae Giant salamanders Cryptobranchus alleganiensis
Hynobiidae Asiatic salamanders Kỳ giông Hida (Hynobius kimurae)
Salamandroidea
Ambystomatidae Mole salamanders Ambystoma opacum
Amphiumidae Amphiumas hoặc Congo eels Amphiuma means
Dicamptodontidae Pacific giant salamanders Dicamptodon tenebrosus
Plethodontidae Lungless salamanders Plethodon cinereus
Proteidae Mudpuppies and olms Manh giông (Proteus anguinus)
Rhyacotritonidae Torrent salamanders Rhyacotriton variegatus
Salamandridae Newts and true salamanders Ichthyosaura alpestris
Sirenoidea
Sirenidae Sirens Siren lacertina

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Blackburn, D.C.; Wake, D.B. (2011). “Class Amphibia Gray, 1825. In: Zhang, Z.-Q. (Ed.) Animal biodiversity: An outline of higher-level classification and survey of taxonomic richness” (PDF). Zootaxa. 3148: 39–55.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b Larson, A. and W. Dimmick (1993). “Phylogenetic relationships of the salamander families: an analysis of the congruence among morphological and molecular characters”. Herpetological Monographs (xuất bản 15 tháng 11 năm 1993). 7 (7): 77–93. doi:10.2307/1466953. JSTOR 1466953.
  3. ^ Naish, Darren (ngày 1 tháng 10 năm 2013). “The amazing world of salamanders”. Scientific American. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2014.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]