Canh Thân (nhạc sĩ)
Canh Thân | |
---|---|
Thông tin nghệ sĩ | |
Sinh | 1920 Hải Phòng, Liên bang Đông Dương |
Mất | 1970 (49–50 tuổi) Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa |
Thể loại | Nhạc tiền chiến |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ |
Nhạc cụ | Contrebasse |
Bài hát tiêu biểu | "Khúc ca mùa hè", "Túi đàn", "Cô hàng cà phê" |
Canh Thân (1920 – 1970) là một nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam. Các sáng tác của ông đa phần mang tiết tấu vui tươi, lạc quan, yêu đời như "Túi đàn", "Khúc ca mùa hè" hay lãng mạn như "Cô hàng cà phê". Ông là thành viên nhóm nhạc Đồng Vọng của nhạc sĩ Hoàng Quý. Khi ca hát, ông lấy biệt danh là Tino Thân.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh năm 1920 (năm Canh Thân theo âm dương lịch) tại Hải Phòng.[1]. Thiếu thời, ông học ở trường Saint-Charles, gần trường tư thục Lê Lợi nơi Hoàng Quý theo học.[2][3]
Năm 1939, ông tham gia nhóm Đồng Vọng của nhạc sĩ Hoàng Quý.[4][5] Ngoài ra, ông còn có biệt danh là Tino Thân khi đi hát do ông ái mộ ca sĩ người Pháp Tino Rossi.[6] Ông theo kháng chiến chống thực dân Pháp một thời gian ở vùng chiến khu 3 (Đồng bằng sông Hồng), sau thì trở về thành.[1][7]
Ông sáng tác đa dạng thể loại. Khác với nhiều nhạc sĩ đồng niên, ông thường viết các ca khúc mang tiết tấu tươi vui, nội dung lạc quan, yêu đời như "Khúc ca mùa hè", "Túi đàn", "Đi với tôi đến chốn trời xa",...[8] Loại nhạc lãng mạn của ông có các bài "Hoa mai", "Em gái tôi" (viết tặng ca sĩ Kim Tước[9])... và nổi tiếng là bài "Cô hàng cà phê". Có quan điểm cho rằng hình tượng cô bán quán cà phê lấy cảm hứng từ ca sĩ Thái Hằng, là người được yêu mến bởi nhà thơ Đinh Hùng, các nhạc sĩ Ngọc Bích, Canh Thân lẫn Phạm Duy,[9] trong thời gian Canh Thân hay lui tới quán phở kiêm giải khát của gia đình bà ở tỉnh Hà Đông.[1] Ông còn sáng tác loại nhạc trào phúng như bài "Vỉa hè", mượn hình tượng con chó được nuôi ăn đầy đủ hơn con người nhằm châm biếm xã hội miền Bắc Việt Nam dưới quyền thực dân coi thường nhân quyền trước năm 1954.[9]
Năm 1954, ông di cư vào miền Nam Việt Nam. Ông là hạ sĩ quan phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, làm việc trong ngành tâm lý chiến của Đài phát thanh Sài Gòn .[9] Lúc này, ông sáng tác rất ít, và gia đình cũng khá nghèo túng, dẫn đến việc ông đi vào con đường nghiện ngập.[4]
Ông qua đời vào năm 1970 tại Sài Gòn.[4]
Nhạc sĩ Canh Thân là cậu của ca sĩ Ái Liên, còn Ái Liên là mẹ của ca sĩ Ái Vân.[10][11]
Sáng tác
[sửa | sửa mã nguồn]- Danh sách này không đầy đủ, bạn cũng có thể giúp mở rộng danh sách.
|
|
|
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Viết chung với Nguyễn Hiền.
- ^ Thành Tô là địa danh ở Hải Phòng, hiện là một phường của quận Hải An.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Văn Thành Lê. “Cảm nghe bài hát "Cô hàng cà phê"”. Báo Đắk Lắk. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nguyễn Thụy Kha (2000). Những gương mặt âm nhạc thế kỷ: Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Hoàng Việt. Hà Nội: Viện Âm nhạc. tr. 234.
- ^ Nguyễn Thụy Kha (21 tháng 7 năm 2015). “Hoàng Quý - Ngọn lửa đồng vọng”. Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.[liên kết hỏng]
- ^ a b c Niệm Quân. “Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Cô Hàng Cà Phê (nhạc sĩ Canh Thân) – "Anh đi sắp đến thiên đàng, vừa lúc cô hàng biết yêu…"”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021.
- ^ Tuy Hòa (21 tháng 10 năm 2018). “'Cô láng giềng' có tệ bạc với người thương không?”. Báo Nông Nghiệp. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
- ^ Phạm Duy. “Chương 8”. Hồi ký Phạm Duy.
- ^ Nguyễn Thụy Kha (2000). Những gương mặt âm nhạc thế kỷ: Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Hoàng Việt. Hà Nội: Viện Âm nhạc. tr. 542.
- ^ Nam Lộc. Asia 55 - 75 năm âm nhạc Việt Nam phần 2 (Đại nhạc hội trực tiếp thu hình). California, Hoa Kỳ: Trung tâm Asia. Sự kiện xảy ra vào lúc năm 2007.
- ^ a b c d Phượng Hoàng, Quỳnh Giao. Một bông hồng cho người nghệ sĩ (Chương trình truyền thanh). Úc: SBS Radio. Sự kiện xảy ra vào lúc tháng 1 năm 2006.
- ^ Ái Vân (4 tháng 5 năm 2016). “Hồi ký Ái Vân - Đóa hồng trong bão”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tùng Ninh (26 tháng 2 năm 2022). “Danh ca Ái Vân: Tôi uống thuốc ngủ tự vẫn vì đời tư quá bi đát, không còn lối thoát”. Chuyên trang điện tử của Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022.
Ái Vân: "Em của bà ngoại tôi chính là nhạc sĩ Canh Thân nổi tiếng. Mẹ tôi là ca sĩ Ái Liên."
- ^ Hà Đình Nguyên (8 tháng 4 năm 2021). “Những bóng hồng trong thơ nhạc: Đôi mắt người Sơn Tây”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.