Bước tới nội dung

Cam thảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cam thảo
Cam thảo
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Faboideae
Tông (tribus)Glycyrrhizeae
Chi (genus)Glycyrrhiza
Loài (species)G. uralensis
Danh pháp hai phần
Glycyrrhiza uralensis
Fisch.[1] ex DC., 1825[2]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Glycyrrhiza eglandulosa X.Y.Li, 1993
  • Glycyrrhiza gobica Grankina, 2001
  • Glycyrrhiza grandiflora Tausch, 1831
  • Glycyrrhiza korshinskyi Grig., 1930
  • Glycyrrhiza krasnoborovii Grankina, 2011
  • Glycyrrhiza orientalis Grankina & Letjaeva, 2011
  • Glycyrrhiza sergievskiana Grankina & Aralbaev, 2006
  • Glycyrrhiza shiheziensis X.Y.Li, 1989
  • Glycyrrhiza soongorica Grankina, 2001
  • Glycyrrhiza uralensis f. elongata Malzeva, 1977
  • Glycyrrhiza uralensis f. intermedia Malzeva, 1977
  • Glycyrrhiza uralensis f. rariflora Malzeva, 1977
  • Glycyrrhiza viscida Grankina, 2007

Cam thảo (tiếng Trung: 甘草,[3] nghĩa đen: cỏ ngọt) hay cam thảo bắc hoặc lộ thảo (tên trong Đông y) (danh pháp khoa học: Glycyrrhiza uralensis) là một loài thực vật có hoa bản địa châu Á, một trong khoảng 18 loài của chi Cam thảo (Glycyrrhiza).

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này là bản địa Trung Quốc (Cam Túc, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Ninh Hạ, Nội Mông, Sơn Đông, Sơn Tây, Tân Cương, Thanh Hải, Thiểm Tây), Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nga, PakistanTajikistan. Du nhập vào bán đảo Triều Tiên.[3][4]

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây lâu năm, cao tới 0,6 m, tỏa rộng tới 0,4 m. Hoa lưỡng tính, ra hoa từ tháng 6 tới tháng 8. Quả chín trong khoảng từ tháng 7 tới tháng 10.

Sử dụng y học

[sửa | sửa mã nguồn]

Cam thảo là một trong 50 vị thuốc cơ bản được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa, với tên gọi của nó trong tiếng Trung là 甘草 (gān cǎo, cam thảo)[1].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Glycyrrhiza uralensis - Plants For A Future database report”. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.
  2. ^ Augustin Pyramus de Candolle, 1825. Glycyrrhiza uralensis. Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis 2: 248.
  3. ^ a b Glycyrrhiza uralensis trong Flora of China. Tra cứu ngày 21 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ Glycyrrhiza uralensis trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 21 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]