CK Carinae
Dữ liệu quan sát Kỷ nguyên J2000 Xuân phân J2000 | |
---|---|
Chòm sao | Thuyền Để |
Xích kinh | 10h 24m 25,36s[1] |
Xích vĩ | −60° 11′ 29,0″[1] |
Cấp sao biểu kiến (V) | 7,2 – 8,5[2] |
Các đặc trưng | |
Kiểu quang phổ | M3.5 Iab[3] |
Chỉ mục màu B-V | +2,21[1] |
Kiểu biến quang | SRc[3] |
Trắc lượng học thiên thể | |
Vận tốc xuyên tâm (Rv) | -3,92[4] km/s |
Chuyển động riêng (μ) | RA: -7,351[4] mas/năm Dec.: 2,995[4] mas/năm |
Thị sai (π) | 0,4286 ± 0,0806[4] mas |
Khoảng cách | 9.524+620 −489 ly (2.920+190 −150[5] pc) |
Cấp sao tuyệt đối (MV) | −6,31[1] |
Chi tiết [1] | |
Khối lượng | 6,0[6] M☉ |
Bán kính | 761[7] - 1.060[1] R☉ |
Độ sáng | 86.000[7] - 158.000[5] L☉ |
Hấp dẫn bề mặt (log g) | -0,15[6] cgs |
Nhiệt độ | 3.550[7] K |
Độ kim loại | 0,05[6] |
Tên gọi khác | |
Cơ sở dữ liệu tham chiếu | |
SIMBAD | dữ liệu |
CK Carinae (CK Car, HD 90382, SAO 238038) là một sao biến quang trong chòm sao Thuyền Để. Nó là thành viên của quần tụ sao Carina OB1-D, ở khoảng cách khoảng 7.610 ± 1.430 năm ánh sáng (2.333 ± 439 parsec, theo dữ liệu của Gaia Data Release 2[4]) hoặc 9.524 +620
−489 năm ánh sáng (2.920 +190
−150 parsec).[5]
Được phân loại là sao siêu khổng lồ biến quang nửa đều (SRc), độ sáng của CK Carinae thay đổi trong khoảng cấp sao biểu kiến từ +7,2 đến +8,5 với chu kỳ khoảng 525 ngày.[2]
CK Carinae là một sao siêu khổng lồ đỏ thuộc loại quang phổ M3.5 Iab,[3] có nhiệt độ hiệu dụng là 3.550 K.[7] Nó là một trong những ngôi sao lớn nhất, có bán kính khoảng 761-1.000 lần bán kính Mặt Trời,[1][7] tương đương 3,54-4,93 AU. Điều này có nghĩa là nếu nó ở vị trí của Mặt Trời thì bề mặt của nó sẽ vượt qua vành đai tiểu hành tinh, gần chạm tới quỹ đạo của Sao Mộc (4,95-5,46 AU) và Trái Đất sẽ chìm nghỉm trong lòng ngôi sao này. Do đó, CK Carinae cũng là một ngôi sao sáng, có độ sáng gấp 86.000-158.000 lần Mặt Trời.[5][7]
Tuy nhiên, nó vẫn nhỏ hơn nhiều ngôi sao, như VY Canis Majoris (1.420 ± 120 R☉),[8] S Cephei (1.212 – 1.364 R☉).[9][10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g Levesque, Emily M.; Massey, Philip; Olsen, K. A. G.; Plez, Bertrand; Josselin, Eric; Maeder, Andre; Meynet, Georges (tháng 8 năm 2005). “The Effective Temperature Scale of Galactic Red Supergiants: Cool, but Not As Cool As We Thought”. The Astrophysical Journal. 628 (2): 973–985. arXiv:astro-ph/0504337. Bibcode:2005ApJ...628..973L. doi:10.1086/430901.
- ^ a b Kiss, L. L.; Szabó, Gy. M.; Bedding, T. R. (2006). “Variability in red supergiant stars: Pulsations, long secondary periods and convection noise”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 372 (4): 1721–1734. arXiv:astro-ph/0608438. Bibcode:2006MNRAS.372.1721K. doi:10.1111/j.1365-2966.2006.10973.x.
- ^ a b c Samus, N. N.; Durlevich, O. V.; và đồng nghiệp (2009). “VizieR Online Data Catalog: General Catalogue of Variable Stars (Samus+ 2007-2013)”. VizieR On-line Data Catalog: B/GCVS. Originally Published in: 2009yCat....102025S. 1. Bibcode:2009yCat....102025S.
- ^ a b c d e Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051. Hồ sơ Gaia DR2 cho nguồn này tại VizieR.
- ^ a b c d Davies, Ben; Beasor, Emma R. (tháng 3 năm 2020). “The 'red supergiant problem': the upper luminosity boundary of Type II supernova progenitors”. MNRAS (bằng tiếng Anh). 493 (1): 468–476. arXiv:2001.06020. Bibcode:2020MNRAS.493..468D. doi:10.1093/mnras/staa174.
- ^ a b c Anders, F.; Khalatyan, A.; Chiappini, C.; Queiroz, A. B.; Santiago, B. X.; Jordi, C.; Girardi, L.; Brown, A. G. A.; Matijevič, G.; Monari, G.; Cantat-Gaudin, T.; Weiler, M.; Khan, S.; Miglio, A.; Carrillo, I.; Romero-Gómez, M.; Minchev, I.; De Jong, R. S.; Antoja, T.; Ramos, P.; Steinmetz, M.; Enke, H. (2019). “Photo-astrometric distances, extinctions, and astrophysical parameters for Gaia DR2 stars brighter than G = 18”. Astronomy & Astrophysics. 628: A94. arXiv:1904.11302. Bibcode:2019A&A...628A..94A. doi:10.1051/0004-6361/201935765.
- ^ a b c d e f Messineo, M.; Brown, A. G. A. (2019). “A Catalog of Known Galactic K-M Stars of Class I Candidate Red Supergiants in Gaia DR2”. The Astronomical Journal. 158 (1): 20. arXiv:1905.03744. Bibcode:2019AJ....158...20M. doi:10.3847/1538-3881/ab1cbd.
- ^ Wittkowski, M.; Langer, N.; Weigelt, G. (2004). “Diffraction-limited speckle-masking interferometry of the red supergiant VY CMa”. Astronomy and Astrophysics. 340 (2004): 77–87. arXiv:astro-ph/9811280. Bibcode:1998A&A...340L..39W.
- ^ Thompson, R. R.; Creech-Eakman, M. J. (2003). “Interferometric observations of the supergiant S Persei: Evidence for axial symmetry and the warm molecular layer”. American Astronomical Society Meeting 203. 203: 49.07. Bibcode:2003AAS...203.4907T.
- ^ Norris, Ryan P. (2019). Seeing Stars Like Never Before: A Long-term Interferometric Imaging Survey of Red Supergiants (PDF) (PhD). Georgia State University.