Cục An toàn lao động (Việt Nam)
Cục An toàn lao động | |
---|---|
Tên viết tắt | DWS |
Thành lập | 10 tháng 9 năm 2003 |
Loại | Cơ quan nhà nước |
Vị thế pháp lý | Hợp pháp, hoạt động |
Mục đích | Quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động |
Trụ sở chính | Tầng 5, trụ sở Liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng |
Vị trí |
|
Vùng phục vụ | Việt Nam |
Ngôn ngữ chính | Tiếng Việt |
Cục trưởng | Hà Tất Thắng |
Chủ quản | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Trang web | Website chính thức |
Cục An toàn lao động (tiếng Anh: Department of Work Safety, viết tắt là DWS) là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cục An toàn lao động, tiền thân là Vụ Bảo hộ lao động được thành lập vào ngày 10/9/2003.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục An toàn lao động được quy định tại Quyết định số 396/QĐ-LĐTBXH ngày 3 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.[1]
Nhiệm vụ và quyền hạn
[sửa | sửa mã nguồn](Trích một số mục quan trọng của Điều 2, Quyết định số 396/QĐ-LĐTBXH ngày 3 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ các văn bản về an toàn, vệ sinh lao động; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; bảo hộ lao động.
3. Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về an toàn, vệ sinh la động; thống kê về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật thống kê; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước.
4. Tổ chức cập nhật, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động; tổ chức thực hiện việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
5. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động; phòng ngừa sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo phân công của Bộ.
6. Hướng dẫn, tổ chức triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động.
9. Giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cơ chế phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
Lãnh đạo Cục[2]
[sửa | sửa mã nguồn]- Cục trưởng: Hà Tất Thắng[3]
- Phó Cục trưởng:
- Bùi Đức Nhưỡng
- Chu Thị Hạnh
- Nguyễn Khánh Long
Cơ cấu tổ chức[4]
[sửa | sửa mã nguồn](Theo Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 396/QĐ-LĐTBXH ngày 3 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Các phòng chức năng, chuyên môn
[sửa | sửa mã nguồn]- Văn phòng Cục
- Phòng Pháp chế - Thanh tra
- Phòng Chính sách bảo hộ lao động
- Phòng Quy chuẩn và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Phòng Huấn luyện và thông tin an toàn, vệ sinh lao động
Đơn vị sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]- Trung tâm Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động[5]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Quyết định số 1128/QĐ-LĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
- ^ “Lãnh đạo Cục An toàn lao động”.
- ^ “Cục Trưởng Cục ATLĐ Hà Tất Thắng:"Cần thúc đẩy các chương trình, hành động cụ thể để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp "”.
- ^ “Cơ cấu tổ chức Cục An toàn lao động”.
- ^ “Công bố quyết định thành lập Trung tâm quốc gia An toàn Vệ sinh lao động”.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Website chính thức của Cục An toàn lao động