Bước tới nội dung

Cờ Othello

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Othello

Một bàn cờ Othello
Số người chơi 2
Độ tuổi 8 tuổi trở lên
Thời gian chuẩn bị 5 - 7 giây
Thời gian chơi 10–60 phút,
tuy nhiên, khi thi đấu có thể kéo dài hơn
May rủi ngẫu nhiên Không
Kỹ năng Chiến thuật, Chiến lược

Cờ Othello hay còn gọi là Reversi, hay Cờ Lật trong tiếng Việt, là một trò chơi của Đức ở trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi. Bàn cờ được chia lưới ô vuông 8x8 còn những quân cờ có hình dạng giống đồng xu có hai mặt màu nhạt và sẫm (có thể là màu trắng hoặc đen).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc về trò chơi này được biết đến với hai giả thuyết khác nhau. Vào thế kỷ 19, có một người đã phát minh ra trò chơi này và một nhà xuất bản chuyên về các loại trò chơi nổi tiếng của Đức Ravensburger bắt đầu tạo ra vào năm 1898 như là một trong những tít đầu tiên.

Những quy tắc chơi của trò chơi hiện tại được thế giới chấp nhận bây giờ có nguồn gốc từ Nhật Bản và trò chơi đã được gọi là Othello vào những năm của thập kỷ 70.

Mattel đã tạo ra các thiết bị có tên là Othello. Công ty Anjar đã được cấp thương hiệu có đăng ký Othello từ Tsukuda Original.

Goro Hasegawa, người đã viết cuốn sách "Làm thế nào để trở thành người thắng cuộc trong Othello" đã phổ biến trò chơi ở Nhật vào năm 1975.

Trò chơi này được lấy tên từ vở kịch Othello, the Moor of Venice của William Shakespeare.

Cách chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi mặt của quân cờ đại diện cho một bên chơi. Ta có thể gọi cờ hai bên là đentrắng, nhưng cũng có thể gọi là sấpngửa, bởi vì mỗi quân cờ có 2 mặt riêng biệt.

Trước kia, cờ Othello không quy định vị trí đặt quân cờ đầu tiên. Sau đó, nó đã chấp nhận luật chơi mới với điều khoản là phải có 4 điểm đặt đầu tiên vào vị trí 4 hình vuông ở trung tâm bàn cờ, hai quân sẫm và hai quân nhạt. Quân màu sẫm được đi đầu tiên.

a8 b8 c8 d8 e8 f8 g8 h8
a7 b7 c7 d7 e7 f7 g7 h7
a6 b6 c6 d6 e6 f6 g6 h6
a5 b5 c5 d5 e5 f5 g5 h5
a4 b4 c4 d4 e4 f4 g4 h4
a3 b3 c3 d3 e3 f3 g3 h3
a2 b2 c2 d2 e2 f2 g2 h2
a1 b1 c1 d1 e1 f1 g1 h1
Vị trí quân cờ lúc khai cuộc

Quân màu sẫm cần phải được đặt ở vị trí tồn tại ít nhất một hàng ngang hoặc dọc, hoặc chéo giữa quân mới và quân cũ và ở giữa hai quân này có một hay nhiều quân nhạt. Trong hình dưới, quân sẫm có thể được đặt ở những vị trí gợi ý.

a8 b8 c8 d8 e8 f8 g8 h8
a7 b7 c7 d7 e7 f7 g7 h7
a6 b6 c6 d6 e6 f6 g6 h6
a5 b5 c5 d5 e5 f5 g5 h5
a4 b4 c4 d4 e4 f4 g4 h4
a3 b3 c3 d3 e3 f3 g3 h3
a2 b2 c2 d2 e2 f2 g2 h2
a1 b1 c1 d1 e1 f1 g1 h1
Những nước quân sẫm có thể đi được

Sau khi đặt một quân, quân sẫm sẽ lật tất cả những quân nhạt nằm trên đường gióng giữa quân sẫm mới được đi và quân sẫm cũ. Những quân sáng màu đó bây giờ trở thành màu sẫm và quân sẫm có thể sử dụng chúng trong lượt đi tiếp theo, trừ khi quân nhạt lại lật chúng lại trong một nước đi nào đó.

Nếu quân sẫm quyết định đi ở vị trí d6 (theo hình dưới), một quân nhạt sẽ bị lật mặt và bàn cờ bây giờ có dạng như hình dưới đây.

a8 b8 c8 d8 e8 f8 g8 h8
a7 b7 c7 d7 e7 f7 g7 h7
a6 b6 c6 d6 e6 f6 g6 h6
a5 b5 c5 d5 e5 f5 g5 h5
a4 b4 c4 d4 e4 f4 g4 h4
a3 b3 c3 d3 e3 f3 g3 h3
a2 b2 c2 d2 e2 f2 g2 h2
a1 b1 c1 d1 e1 f1 g1 h1
Sau nước đi đầu tiên của quân sẫm

Bây giờ đến lượt quân nhạt đi cũng nước tương tự như vậy để tìm cơ hội lật mặt quân sẫm. Các khả năng có thể như sau:

a8 b8 c8 d8 e8 f8 g8 h8
a7 b7 c7 d7 e7 f7 g7 h7
a6 b6 c6 d6 e6 f6 g6 h6
a5 b5 c5 d5 e5 f5 g5 h5
a4 b4 c4 d4 e4 f4 g4 h4
a3 b3 c3 d3 e3 f3 g3 h3
a2 b2 c2 d2 e2 f2 g2 h2
a1 b1 c1 d1 e1 f1 g1 h1
Những nước quân trắng có thể đi

Quân nhạt đi vào c4 và lật được một quân sẫm:

a8 b8 c8 d8 e8 f8 g8 h8
a7 b7 c7 d7 e7 f7 g7 h7
a6 b6 c6 d6 e6 f6 g6 h6
a5 b5 c5 d5 e5 f5 g5 h5
a4 b4 c4 d4 e4 f4 g4 h4
a3 b3 c3 d3 e3 f3 g3 h3
a2 b2 c2 d2 e2 f2 g2 h2
a1 b1 c1 d1 e1 f1 g1 h1
Sau khi quân nhạt đi

Người chơi thay phiên nhau lần lượt đi quân. Nếu một bên không đi được tiếp thì sẽ tiếp tục đến lượt người kia cho đến khi cả hai bên đều không đi được nước nào nữa. Điều này xảy ra khi các ô trên bàn cờ đã kín hết quân hay khi một bên chơi không còn quân nào trên bàn cờ. Người chơi có nhiều quân trên bàn cờ hơn là người thắng cuộc.

Một điều khác giữa Reversi và cờ Othello về việc sử dụng quân. Ở Reversi mỗi người chơi được chia đều 32 quân từ lúc bắt đầu và chỉ được đi 32 quân đó (bao gồm cả hai quân trên bàn cờ lúc bắt đầu chơi) cho đến khi không còn quân nào đi được nữa. Họ không được sử dụng quân cờ của đối thủ. Ở cờ Othello tất cả quân cờ đều thuộc sở hữu chung của hai người chơi; các quân cờ được để chung trong một hộp, hai bên đều có cơ hội dùng quân ngang nhau.

Chiến thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quân cờ thay đổi màu rất nhanh, dễ dàng và thường xuyên, do vậy, đó là một ưu điểm nhưng cũng có thể là nhược điểm nếu cố gắng có được nhiều quân từ lúc bắt đầu. Chiếm góc, cạnh, độ cơ động, tại biên, tàn cuộc và dự đoán trước mọi việc là chìa khóa của thành công trong cờ Othello.

Chiếm góc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu có một quân đã được đặt tại góc thì quân đó sẽ không bị đổi cho đến hết trận cờ. Do đó, người chơi có thể sử dụng quân cờ tại góc để chốt giữ nhóm quân cùng với cạnh ngay sát nó làm thành một hệ thống chắc chắn. Do vậy việc chiếm giữ góc là một chiến lược có hiệu quả khi có cơ hội đến. Nói chung, một quân cờ được ổn định khi nó được nằm trong 4 hướng ranh giới, trong một hàng đã kín các quân, trong đó có các quân cùng màu nằm cạnh liên tiếp và bị chặn hai đầu bởi quân màu khác.

Độ cơ động

[sửa | sửa mã nguồn]

Một người chơi có chiến thuật sẽ không dễ dàng từ bỏ việc chiếm góc hay bất kỳ nước đi tốt nào. Do vậy, để đoạt được những nước đi tốt này bạn cần phải ép đối thủ đi những nước từ bỏ cách đi tốt đó. Cách tốt nhất để làm việc đó là làm giảm số lượng nước đi có thể cho đối thủ của bạn. Nếu bạn nhất định tìm cách hạn chế số nước đi hợp lý của đối thủ thì sớm hay muộn họ sẽ phải đi nước đi mà họ không mong muốn. Một ví trí cần thực hiện được đó là tất cả các quân của bạn đứng cạnh nhau, bao vây xung quanh là quân của đối thủ. Với vị trí như vậy, bạn có thể đọc ra được các nước đi của đối thủ

Tại biên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quân cờ được đặt ở phía biên bàn cờ dường như chắc chắn (bởi vì chúng không bị lật mặt dễ dàng) . Bốn ô vuông ở mỗi góc bàn cờ được gọi là X-vuông. Lúc bắt đầu hay giữa ván cờ, nếu các ô đó được chiếm giữ, sẽ đảm bảo chắc chắn cho việc sở hữu chúng.

Đoán trước

[sửa | sửa mã nguồn]

Như trong bất kỳ chiến thuật nào của cờ vua hay checkers, người chơi không nên chỉ xem xét về thế cờ hiện tại. Đối với mỗi nước đi, bạn cần phải cân nhắc các diễn biến có thể có từ phía đối thủ, sau đó là khả năng phản ứng lại của bạn với các nước đi đó và tiếp theo nữa là như thế nào. Tình thế hiện tại cũng có thể không liên quan đến các nước đi sau. Do vậy, khi phân tích các khả năng đi, chiếm góc hoặc bất cứ khả năng nào khác, bạn nên xem xét cách tốt nhất để thực hiện chiến lược trong một thời gian dài hơn là chỉ quan tâm đến nước đi hiện tại.

Cờ Othello và máy tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình chơi cờ Othello tốt nhất có thể dễ dàng đánh bại người chơi cờ giỏi nhất. Vào đầu năm 1980, chương trình Moor đã thắng đương kim vô địch lúc đó và vào năm 1997, chương trình Logistello đã đánh bại nhà vô địch Takeshi Murakami với tỷ số 6:0. Sự nổi trội hơn này không có ở những trò chơi như cờ vua, nơi mà máy tính chơi giỏi nhất cũng ngang ngửa với người hay ở cờ vây, nơi thậm chí một người chơi trung bình cũng thắng được máy tính giỏi nhất.

Nói chung, loài người không thể thắng được trí thông minh của máy tính trong cờ Othello bởi vì máy tính có thể tính toán được rất nhiều nước đi tiếp theo, việc này con người không thể bằng được. Các nhà phân tích đã ước tính số lượng vị trí hợp lệ ở cờ Othello nhiều nhất là 1028 và nó có độ phức tạp xấp xỉ 1058.

  1. Từ lúc được phát minh, đến tận năm 1977, giải vô địch cờ Othello hàng năm mới được tổ chức. Mỗi quốc gia có thể cử đến nhiều nhất là 3 người.
  2. Cờ Othello có số người ủng hộ nhiều nhất ở Nhật.
  3. Các phiên bản Windows từ 1.0 đến 3.0 cài sẵn chương trình cờ Othello, bị thay thế bởi Minesweeper kể từ Windows 3.1. Windows ME và Windows XP còn có phiên bản online của cờ Othello.

Giải cờ Othello quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Địa điểm Nhà vô địch Nước Đội Runner-Up Nước
1977 Tokyo Hiroshi Inoue Nhật N/A Thomas Heiberg Na Uy
1977 Monte Carlo* Sylvain Perez Pháp N/A Michel Rengot Blanchard Pháp
1978 New York Hidenori Maruoka Nhật N/A Carol Jacobs Mỹ
1979 Roma Hiroshi Inoue Nhật N/A Jonathan Cerf Mỹ
1980 Luân Đôn Jonathan Cerf Mỹ N/A Takuya Mimura Nhật
1981 Brussels Hidenori Maruoka Nhật N/A Brian Rose Mỹ
1982 Stockholm Kunihiko Tanida Nhật N/A David Shaman Mỹ
1983 Paris Ken'Ichi Ishii Nhật N/A Imre Leader Anh
1984 Melbourne Paul Ralle Pháp N/A Ryoichi Taniguchi Nhật
1985 Athens Masaki Takizawa Nhật N/A Paolo Ghirardato Ý
1986 Tokyo Hideshi Tamenori Nhật N/A Paul Ralle Pháp
1987 Milan Ken'Ichi Ishii Nhật Mỹ Paul Ralle Pháp
1988 Paris Hideshi Tamenori Nhật Anh Graham Brightwell Anh
1989 Warsaw Hideshi Tamenori Nhật Anh Graham Brightwell Anh
1990 Stockholm Hideshi Tamenori Nhật Pháp Didier Piau Pháp
1991 New York Shigeru Kaneda Nhật Mỹ Paul Ralle Pháp
1992 Barcelona Marc Tastet Pháp Anh David Shaman Anh
1993 Luân Đôn David Shaman Mỹ Mỹ Emmanuel Caspard Pháp
1994 Paris Masaki Takizawa Nhật Pháp Karsten Feldborg Đan Mạch
1995 Melbourne Hideshi Tamenori Nhật Mỹ David Shaman Mỹ
1996 Tokyo Takeshi Murakami Nhật Anh Stephane Nicolet Pháp
1997 Athens Makoto Suekuni Nhật Anh Graham Brightwell Anh
1998 Barcelona Takeshi Murakami Nhật Pháp Emmanuel Caspard Pháp
1999 Milan David Shaman Hà Lan Nhật Tetsuya Nakajima Nhật
2000 Copenhagen Takeshi Murakami Nhật USA Brian Rose Mỹ
2001 New York Brian Rose Mỹ Mỹ Raphael Schreiber Mỹ
2002 Amsterdam David Shaman Hà Lan Mỹ Ben Seeley Mỹ
2003 Stockholm Ben Seeley Mỹ Nhật Makoto Suekuni Nhật
2004 London Ben Seeley Mỹ Mỹ Makoto Suekuni Nhật
2005 Reykjavik Hideshi Tamenori Nhật Nhật Kwangwook Lee Nam Triều Tiên
2006 Mito Hideshi Tamenori Nhật Nhật Makoto Suekuni Singapore
2007 Athens Kenta Tominaga Nhật Nhật Stephane Nicolet Pháp

* Giải vô địch Monte Carlo thường không được coi là chính thức.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình chơi trên máy tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Game online

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]