Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Văn học/Tác phẩm chọn lọc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Phần này là các Bài viết chọn lọc về tác phẩm văn học. Đừng thêm những bài viết không phải BVCL hay không nói về tác phẩm văn học ở phần này..

Sử dụng

Bẫu được sử dụng để phân định cấu hình các trang con này là

{{Cổng thông tin:Văn học/Tác phẩm chọn lọc/Layout
  |image=
  |size=
  |caption=
  |text=
  |link=
}}
<noinclude>[[Thể loại:Cổng thông tin Văn học|W]]</noinclude>
  1. Thêm một hình ảnh chọn lọc vào trang con sẵn có.
  2. Cập nhật chỉ số "max=" thuộc phần {{Random portal component}} trên trang chính.

Tẩy sạch vùng nhớ đệm máy chủ

Tác phẩm chọn lọc 1

Cổng thông tin:Văn học/Tác phẩm chọn lọc/1

Ảnh tái hiện Sân ga 9¾, một sân ga hư cấu, tại Nhà ga Ngã tư Vua (King's Cross railway station) thật sự ở Luân Đôn, với một xe đẩy hành lý, như được mô tả, nửa phần xuyên qua bức tường ma thuật
Harry Potter và Hòn đá Phù thủytiểu thuyết kỳ ảo của văn sĩ người Anh J. K. Rowling. Đây là cuốn đầu trong series tiểu thuyết Harry Potter và là tiểu thuyết đầu tay của J. K. Rowling. Nội dung sách kể về Harry Potter, một phù thủy thiếu niên chỉ biết về tiềm năng phép thuật của mình sau khi nhận thư mời nhập học tại Học viện Ma thuật và Pháp thuật Hogwarts vào đúng dịp sinh nhật thứ mười một. Ngay năm học đầu tiên, Harry đã có những người bạn thân lẫn những đối thủ ở trường như Ron Weasly, Hermione Granger, Draco Malfoy,.... Được bạn bè giúp sức, Harry chiến đấu chống lại sự trở lại của Chúa tể Hắc ám Voldemort, kẻ đã sát hại cha mẹ cậu nhưng lại thảm bại khi toan giết Harry dù cậu khi đó chỉ mới 15 tháng tuổi.

Sách được Bloomsbury xuất bản lần đầu tại Anh Quốc vào năm 1997. Năm 1998, Scholastic Corporation xuất bản tác phẩm tại Hoa Kỳ với nhan đề Harry Potter and the Sorcerer's Stone (Harry Potter và Hòn đá Phù thủy) và có chút thay đổi về văn phong để phù hợp với độc giả Mỹ; bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Trẻ cũng dựa trên ấn bản này. Harry Potter và Hòn đá Phù thủy giành hầu hết các giải thưởng về sách ở Anh Quốc do trẻ em bầu chọn cũng như một số giải thưởng khác ở Hoa Kỳ. Tác phẩm đứng đầu danh sách tiểu thuyết bán chạy nhất trong tháng 8 năm 1999 của Thời báo New York và liên tục nằm trong top đầu của danh sách này trong suốt gần hai năm tiếp theo (1999 và 2000). Truyện đã được dịch ra ít nhất bảy mươi tư thứ tiếng cũng như được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên.

Tác phẩm chọn lọc 2

Cổng thông tin:Văn học/Tác phẩm chọn lọc/2

Chữ thi 詩 viết theo lối Triện thư (trên), Kinh Thi bằng chữ Phồn thể (giữa), Kinh Thi bằng chữ Giản thể (dưới)
Kinh Thi là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong Kinh Thi được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu (tk 11–771 TCN) đến giữa thời Xuân Thu (770–476 TCN), gồm 311 bài thơ. Kinh Thi chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Từ ca dao, dân ca được ghi chép lại thành văn rồi thành kinh điển, Kinh Thi đã trải qua quá trình sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn công phu.

Trong thời Chiến Quốc, Kinh Thi được coi là "sách giáo khoa" toàn xã hội, luôn được các học giả truyền tụng, học tập với phương châm "Không học Thi thì không biết nói". Trong sự kiện đốt sách của nhà Tần, Kinh Thi bị mất mát rất nhiều, sau đó mới được sưu tầm và khôi phục qua công sức của nhiều học giả từ đời Hán trở đi. Trong số đó, bản Kinh Thi do hai thầy trò Mao Hanh, Mao Trường biên soạn là bản thông dụng nhất cho đến ngày nay. Cũng trong thời Hán, Kinh Thi trở thành một trong Ngũ kinh của Nho giáo và luôn được nhiều thế hệ nhà Nho như Trịnh Khang Thành đời Đông Hán, Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nghiên cứu, bình giải cả về mặt kinh học và văn học. Đến đời Tống, Chu Hy chú giải lại toàn bộ Kinh Thi với chủ trương "kinh học hóa", "huyền thoại hóa" Kinh Thi nhằm phù hợp với yêu cầu huấn hỗ, giáo huấn để rồi khi Tống Nho chiếm địa vị bá chủ học thuật thì lý giải của Chu Hy về Kinh Thi cũng trở thành bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, đến đời Thanh, Thi kinh tập truyện của Chu Hy bị phản đối mạnh mẽ bởi nhiều học giả muốn nghiên cứu Kinh Thi trên tư cách một tuyển tập văn học chứ không phải một tác phẩm kinh học. Và đó cũng là ý kiến chính thống của giới Thi học hiện nay.

Tác phẩm chọn lọc 3

Cổng thông tin:Văn học/Tác phẩm chọn lọc/3

Hai trang của "Ly tao" xuất bản năm 1645, có bao gồm cả hình minh họa. Trong ấn bản này, tiêu đề của bài thơ là Ly tao kinh (離騷經)
Ly tao là một bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thuộc thể loại phú do chính trị gia, thi nhân nước SởKhuất Nguyên sáng tác vào thế kỷ 3 TCN, thời Chiến Quốc. Là thiên "trường ca" đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc, với tổng cộng 2.477 chữ, chia thành 373 câu, "Ly tao" được đánh giá là bài thơ nổi tiếng và xuất sắc nhất trong tuyển tập thi ca Sở từ. Sự đặc sắc của bài thơ trường thiên này là lời bi thảm triền miên, thường dùng lối tượng trưng, lối nhân cách hóa và dẫn rất nhiều điển cố thần thoại Trung Hoa.

Trong tác phẩm này, tác giả Khuất Nguyên tự thuật về thân thế, tài hoa cùng chí hướng của bản thân, chỉ trích những kẻ mà ông gọi là tiểu nhân, thể hiện tâm trạng bi phẫn vì bị quân vương xa lánh, nhưng cũng đồng thời khẳng định rằng ông thà cố chấp chọn cái tốt, thà chết chứ quyết không thông đồng với kẻ gian. Tác phẩm cũng chứa nhiều yếu tố huyền bí. Khuất Nguyên đề cập đến việc ông đã nói chuyện cùng thần linh, hỏi chuyện các đồng cốt vì ông do dự không thể quyết định giữa lựa chọn "ra đi" hay "ở lại". Ông tưởng tượng rằng mình đã lên thiên giới, điều khiển "xe phi long" bằng ngọc, chu du tứ phương, nhưng khi tới thiên môn thì không thể đi tiếp, còn lời cầu hôn của ông cũng bị thần nữ cự tuyệt. Cuối cùng, ông cũng vì không đành lòng rời khỏi cố hương mà quyết định ở lại.

Tác phẩm chọn lọc 4

Cổng thông tin:Văn học/Tác phẩm chọn lọc/4

Edward Stratemeyer, tác giả khai sinh nhân vật Nancy Drew
Nancy Drew là một nhân vật hư cấu và là nhân vật chính trong loạt tác phẩm trinh thám ly kỳ Mỹ của nhà văn Edward Stratemeyer. Nhân vật được xem như phiên bản nữ của loạt truyện Hardy Boys. Nancy Drew ra mắt công chúng lần đầu tiên năm 1930 trong tác phẩm The Secret of the Old Clock. Các tập truyện do nhiều người cùng viết dưới một bút danh chung là Carolyn Keene. Trải qua nhiều thập niên, hình tượng nhân vật Nancy đã thay đổi để thích ứng với những khác biệt văn hóa và thị hiếu Hoa Kỳ trong các thời kỳ khác nhau. Từ năm 1959, nội dung các tập truyện được chỉnh lại và rút gọn lại, một phần để giảm chi phí in ấn và sự thành công vẫn trong vòng tranh cãi. Trong quá trình sửa đổi, nhân vật nữ anh hùng trong bản gốc đã được xây dựng lại thành một hình tượng bớt bướng bỉnh và ít bạo lực hơn. Vào thập niên 1980, loạt truyện mới The Nancy Drew Files ra đời với hình ảnh Nancy trưởng thành và chuyên nghiệp hơn, có cả những tình tiết lãng mạn kèm theo. Loạt truyện gốc Nancy Drew Mystery Stories ra mắt vào năm 1930 và kết thúc vào năm 2003. Từ năm 2004, Nancy trong loạt truyện Girl Detective đã lái xe hơi hybrid chạy điện hiện đại cũng như sử dụng điện thoại di động. Năm 2012, loạt Girl Detective kết thúc, được thay thế bằng Nancy Drew Diaries ra mắt vào năm 2013. Hình tượng nhân vật phát triển theo thời gian phù hợp với bối cảnh đương thời. Loạt truyện được phổ biến liên tục trên toàn thế giới: ít nhất 80 triệu bản sách đã được bán ra và được dịch sang hơn 45 thứ tiếng. Nancy Drew được chuyển thể trong sáu phim điện ảnh, bốn phim truyền hình và một số trò chơi điện tử phổ biến; hình ảnh nhân vật cũng xuất hiện trong một loạt các mặt hàng khác trên khắp thế giới.

Không chỉ là một biểu tượng văn hóa, Nancy Drew còn được một số nhân vật nữ có địa vị xã hội cao lấy làm hình mẫu ảnh hưởng, từ Thẩm phán Tòa án tối cao Sandra Day O'Connor, Sonia Sotomayor đến cựu Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton và cựu Đệ nhất phu nhân Laura Bush. Khi phân tích về sức hút bền bỉ của nhân vật này, các nhà phê bình văn học nữ quyền đã đưa ra những nhận định khác nhau rằng Nancy Drew giống như một anh hùng huyền thoại, mang khát vọng biến ước mơ thành sự thật, hoặc hiện thân cho những nét nữ tính đối lập.