Cổng thông tin:Truyền hình
Cổng tri thức truyền hình
Truyền hình là một phương thức truyền phát và thu nhận tín hiệu hình ảnh và âm thanh trong một khoảng cách rất xa. Theo ghi nhận của Hailee Fleck, nhà khoa học người Nga Constantin Perskyi là người đã có công tạo ra từ "television" (tele: xa, vision: nhìn thấy) năm 1900. Chiếc TV ngày nay đã phát triển qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên gắn liền với TV cơ điện tử của các nhà khoa học tiên phong John Logie Baird (người Scotland), và Paul Gottlieb Nipkow. Kế đến là TV điện tử sử dụng ống tia Catốt với chất lượng hình ảnh tốt hơn thế hệ trước, thời gian hoạt động lâu và có tính ứng dụng cao. Công lao quan trọng này thuộc về hai nhà phát minh Alan Archibald Campbell-Swinton (người Anh) và Boris Rosing (người Nga), họ đã làm việc độc lập năm 1907, nhưng nhà khoa học Mỹ Philo Farnsworth được cho là người đầu tiên sáng chế chiếc TV điện tử hoạt động được bằng việc tiến hành các thí nghiệm chứng minh rõ ràng năm 1928.
Năm 1928 ghi nhận bước phát triển của hệ thống truyền hình quét cơ và mãi đến năm 1936 là hệ thống truyền hình quét điện tử. Từ thập niên 1950, truyền hình trắng đen và truyền hình màu kỹ thuật truyền phát mặt đất lần lượt được giới thiệu. Sau này, chúng ta có truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình độ nét cao. Truyền hình cáp thu và phát thông tin qua hệ thống cáp ngầm hoặc qua các vệ tinh đến các hộ gia đình.
Bài viết chọn lọc
Cờ vây là một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi. Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận. Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất." Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Ván cờ chỉ dừng lại khi hai bên đều thấy nước đi kế là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm 5,5 (5,5 điểm do bên Trắng luôn là bên đi sau).
Cờ vây là loại cờ cổ, được chơi cách đây khoảng hơn 4000 năm. Quân cờ và bàn cờ vây được sáng tạo trên cơ sở của thuyết Âm Dương và vũ trụ quan của người xưa. Bàn cờ ngày nay có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Các quân cờ có hình tròn dẹt, giống hình cúc áo, 181 quân màu đen và 180 quân màu trắng. Người chơi chỉ được nhấc, không dịch chuyển quân cờ như trong các môn cờ khác. Cờ vây hiện nay rất phổ biến ở vùng Đông Á. Nhật Bản hiện nay là nước có số người chơi cờ rất cao. Cờ vây đã tới Nhật vào thế kỷ 7 và tới đầu thế kỷ 13, nó đã được chơi rộng rãi khắp mọi nơi trên đất nước này. Sự phát triển của Internet cũng đã làm cho nó phổ biến hơn trên khắp thế giới và đến nay đã có 36 triệu người yêu thích môn cờ này (thống kê của Hiệp hội cờ Vây nghiệp dư thế giới năm 1999). Môn cờ vây cũng đã được người Việt Nam biết tới từ lâu, nhưng qua thời gian, chiến tranh nên đã hầu như không còn ai biết cách chơi. Nó được phổ biến lại tại Việt Nam vào năm 1993 nhân dịp có một giảng viên không chuyên từ Trung Quốc sang giảng dạy giúp cho ngành Thể dục thể thao Hà Nội.
Hình ảnh chọn lọc![]() Trên đây là máy camera Canon thu hình độ nét cao. Truyền hình độ nét cao (HDTV) là hệ thống truyền phát tín hiệu truyền hình kỹ thuật số với độ phân giải hình ảnh cao hơn các hệ hình khác nhiều lần (như NTSC, SECAM, PAL). HDTV được phát theo dạng truyền hình kỹ thuật số (DTV) vì dùng thiết bị nén dữ liệu nên hệ băng tần thấp. Công nghệ HDTV được tập đoàn truyền thông Digital HDTV Grand Alliance giới thiệu lần đầu tại Mỹ trong thập niên 1990.
Bạn có biết![]()
Tin tức truyền hình
Tin tức truyền hình - Wikinews
Ngày 31 tháng 12 năm 2021:
Ngày 1 tháng 1 năm 2022:
Nhân vật chọn lọc
Thành Long (sinh ngày 7 tháng 4 1954, tên thật: Trần Cảng Sinh), là diễn viên điện ảnh người Hồng Kông. Bên cạnh vai trò diễn viên, anh còn là đạo diễn, chỉ đạo võ thuật, và diễn viên chuyên đóng thế.
Trong phim, anh nổi tiếng với các pha võ thuật nhào lộn phối hợp động tác nhịp nhàng, sử dụng những vũ khí ứng biến cùng những pha hành động nguy hiểm sáng tạo. Thành Long bắt đầu sự nghiệp diễn viên từ thập niên 1970 và đã xuất hiện trong hơn 100 bộ phim. Là một biểu tượng văn hóa, Thành Long đã được ghi danh tại Đại lộ Ngôi sao Hồng Kông và Đại lộ Danh vọng Hollywood. Cái tên Thành Long cũng được nhắc đến nhiều lần trong các bài hát pop, phim hoạt hình và trò chơi điện tử. Ngoài sự nghiệp đóng phim, Thành Long còn là một ngôi sao của dòng nhạc Cantopop và Mandopop, phát hành được một số album và góp giọng trong những bài hát chủ đề của các phim có sự tham gia diễn xuất của anh. Vào năm 2008, anh đã hát tại Lễ bế mạc Thế vận hội mùa hè 2008. Năm học đầu tiên anh bị ở lại lớp, sau đó bỏ học do cha mẹ rút tên khỏi trường. Gia đình Thành Long phải di cư do cuộc Nội chiến Trung Quốc. Vào năm 1960, cha anh nhập cư vào Canberra, Úc để làm bếp trưởng cho đại sứ quán Hoa Kỳ, Thành Long được gửi tới học tại Học viện Hý kịch Trung Quốc, một ngôi trường do sư phụ Vu Chiêm Nguyên điều hành Thành Long đã phải trải qua quá trình huấn luyện khắt khe trong thời gian dài, đặc biệt là huấn luyện về võ thuật và nhào lộn
Thể loại
Cần trợ giúp![]()
America's Next Top Model, Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol
Dự án WikipediaNội dung chọn lọc & chất lượng cao
Chủ đề liên quan
Wikimedia
|