Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu
Các bài viết được giới thiệu trên Chủ đề Trung Quốc sẽ được liệt kê tại đây.
Danh sách bài viết tiêu biểu
[sửa mã nguồn]Bài viết tiêu biểu: 1-10
[sửa mã nguồn]Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/1
Nhà Hán là triều đại kế tục nhà Tần, và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220–280). Triều đại này được thành lập bởi Lưu Bang, một lãnh tụ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Tần, được biết đến sau khi qua đời là Hán Cao Tổ. Triều đại nhà Hán bị gián đoạn bởi Vương Mãng, một ngoại thích nhà Hán, tự lập mình lên làm hoàng đế, thành lập nhà Tân (9 – 23). Sau đó, hoàng thân Lưu Tú đã khôi phục lại chính quyền nhà Hán, tiếp tục sự thịnh trị, được biết đến với tên gọi Hán Quang Vũ đế. Kéo dài 4 thế kỷ, nhà Hán được xem như là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà Hán đặt ra các khu vực cai trị được quản lý trực tiếp từ trung ương, thường được gọi là quận và một số nước chư hầu. Tuy nhiên, những nước này đã dần dần bị loại bỏ, đặc biệt là sau Loạn bảy nước xảy ra dưới thời Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Năm 200 TCN, một quốc gia du mục ở miền Bắc là Hung Nô đã đánh bại quân đội nhà Hán. Sau khi thất bại, nhà Hán đã bắt đầu dựng lên một cuộc hôn nhân giữa công chúa nhà Hán với vua Hung Nô. Và thực sự, nhà Hán đã chịu thua kém Hung Nô. Mặc dù hai bên đã ký hòa ước với nhau, nhưng người Hung Nô vẫn thường xuyên tấn công biên giới phía Bắc nhà Hán. Đến thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt, ông đã phát động nhiều chiến dịch quân sự chống trả, và những chiến thắng trong những cuộc chiến cuối cùng đã khiến Hung Nô phải thần phục và hằng năm nộp cống cho nhà Hán. Những chiến dịch mở rộng cương thổ được thực hiện chủ yếu tại lòng chảo Tarim, Trung Á. Thành lập một hệ thống thương mại rộng lớn tới tận khu vực Địa Trung Hải mà người ta thường gọi là con đường tơ lụa. Nhà Hán chia Hung Nô thành hai nước đối lập nhau, Nam và Bắc Hung Nô qua sông Y Lê. Tuy đã ổn định biên giới phía bắc, nhưng nhà Hán vẫn gặp nhiều cuộc tấn công của người Tiên Ti.
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/2
Nhà Minh là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử phong kiến Trung Quốc sau khi tiêu diệt Mông Cổ. Năm 1368, Chu Nguyên Chương sau khi tiêu diệt các thế lực quần hùng và đi đuổi người Mông Cổ (Nhà Nguyên) khỏi Trung Quốc, tại phủ Ứng Thiên đăng cơ, quốc hiệu Đại Minh, do hoàng thất họ Chu, nên còn được gọi là Chu Minh. Đầu thời kiến quốc, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương định đô tại phủ Ứng Thiên (nay là Nam Kinh), đến năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421), Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô đến phủ Thuận Thiên (nay là Bắc Kinh), kinh sư cũ đổi thành Nam Kinh.
Thời kỳ đầu triều Minh, qua chính sách nghỉ ngơi lại sức của Chu Nguyên Chương, quốc lực triều Minh khôi phục nhanh chóng, sử xưng Hồng Vũ chi trị. Đến thời kỳ Minh Thành Tổ Chu Đệ, quốc thế đạt đỉnh, những năm Vĩnh Lạc khoa trương lãnh thổ, còn phái khiển Trịnh Hòa bảy lần hạ Tây Dương, học giả hiện đại gọi là Vĩnh Lạc thịnh thế. Sau đó, thời kỳ Nhân Tông và Tuyên Tông cũng là thời hưng thịnh, sử xưng Nhân Tuyên chi trị. Tuy nhiên, thời kỳ Anh Tông và Cảnh Thái đế, trải qua sự biến Thổ Mộc bảo, quốc lực trung suy. Sau khi Thế Tông đăng cơ, phát sinh tranh chấp Đại lễ nghị, sau khi thanh trừ thế lực hoạn quan và quyền thần, hoàng đế tổng quản triều cương, thực hành Gia Tĩnh tân chính, song sau này không quan tâm triều chính. Sau khi Minh Thế Tông từ trần, trải qua Long Khánh tân chính và Vạn Lịch trung hưng, quốc lực được khôi phục. Trung kỳ thời Thần Tông, hoàng đế dần lơ đãng triều chính, sử xưng Vạn Lịch đãi chính, bắt đầu chính trị hỗn loạn thời vãn Minh. Thời Hi Tông, đám hoạn quan làm loạn triều cương, sau khi Tư Tông kế vị thì bị diệt trừ. Tuy nhiên, do Tư Tông có quyết sách sai lầm, cùng với nội ưu ngoại hoạn, triều Minh cuối cùng mất vào tay Lý Tự Thành vào năm 1644. Sau đó, chính quyền Nam Minh rồi Minh Trịnh tiếp tục tồn tại trong mấy thập niên, kết thúc khi triều Thanh chiếm lĩnh Đài Loan. Triều Thanh tồn tại giai đoạn 1644 đến 1912, khi chính thức kết thúc lịch sử phong kiến Trung Quốc, tiến tới thời hiện đại là nền tảng nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa bây giờ.
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/3
Gwoyeu Romatzyh viết tắt là GR, hay Quốc ngữ La Mã tự (chữ La-mã hóa quốc ngữ) là một hệ thống chữ viết tiếng Quan Thoại bằng chữ cái Latin. Hệ thống này đã được Triệu Nguyên Nhiệm (赵元任) nghĩ ra và đã được một nhóm các nhà ngôn ngữ học phát triển lên, bao gồm Triệu Nguyên Nhiệm và Lâm Ngữ Đường (林語堂) từ năm 1925 đến 1926. Sau này chính Triệu Nguyên Nhiệm đã xuẩt bản các tác phẩm trong ngôn ngữ học sử dụng GR. Ngoài một số nhỏ các sách giáo khoa và từ điển bằng GR được xuất bản ở Hồng Kông và hải ngoại từ năm 1942 đến năm 2000.
Quốc Ngữ La Mã Tự (GR) là duy nhất trong các hệ thống Latin hóa để chỉ 4 các thanh điệu tiếng Quan Thoại bằng cách thay đổi cách viết các âm tiết. Các thanh điệu này là một phần quan trọng đối với tiếng Trung như dấu thanh đối với tiếng Việt vậy. Các hệ thống khác chỉ các âm điệu bằng các trọng âm (ví dụ bính âm: āi, ái, ǎi and ài) hoặc con số (Wade-Giles: ai1, ai2, etc.). GR thì viết như nhau cho cả bốn thanh điệu ai, air, ae and ay. Các cách viết này theo các quy tắc, biểu thị âm điệu nhưng vẫn giữ lại các phát âm của âm tiết ai. Do nó gắn âm điệu của mỗi âm tiết trong cách viết của nó, GR có thể giúp học sinh nắm vững được âm điệu tiếng Trung — dù nhiều lập luận lý thuyết thì bàn cãi về tuyên bố này.
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/4 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/4
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/5 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/5
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/6 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/6
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/7 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/7
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/8 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/8
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/9 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/9
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/10 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/10
Bài viết tiêu biểu: 11-20
[sửa mã nguồn]Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/11 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/11
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/12 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/12
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/13 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/13
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/14 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/14
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/15 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/15
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/16 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/16
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/17 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/17
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/18 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/18
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/19 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/19
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/20 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/20
Bài viết tiêu biểu: 21-30
[sửa mã nguồn]Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/21 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/21
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/22 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/22
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/23 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/23
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/24 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/24
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/25 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/25
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/26 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/26
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/27 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/27
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/28 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/28
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/29 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/29
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/30 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/30
Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/31 Cổng thông tin:Trung Quốc/Bài viết tiêu biểu/31