Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Hàng không/Bài viết tốt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Danh sách bài viết tốt

[sửa mã nguồn]

Các bài viết 1–20

[sửa mã nguồn]

Cổng thông tin:Hàng không/Bài viết tốt/1

Chiếc máy bay trong vụ tai nạn, số hiệu HB-IWF, tại sân bay Zurich vào tháng 7 năm 1998, hai tháng trước khi gặp nạn.

Chuyến bay 111 của Swissair (SR111/SWR111) là một chuyến bay quốc tế thường lệ của hãng Swissair bằng máy bay McDonnell Douglas MD-11, trên đường từ sân bay quốc tế John F. KennedyThành phố New York, Hoa Kỳ đến sân bay quốc tế Cointrin ở Genève, Thụy Sĩ. Đây đồng thời cũng là một chuyến bay liên danh giữa Swissair và Delta Air Lines.

Vào thứ tư, ngày 2 tháng 9 năm 1998, chiếc máy bay số hiệu HB-IWF khai thác đường bay này đã rơi xuống Đại Tây Dương về phía tây nam sân bay quốc tế Halifax, ngay cửa vịnh St. Margarets, Nova Scotia. Địa điểm rơi cách bờ biển 8 km, cách đều làng cá và cộng đồng du lịch Peggys Cove và Bayswater. Toàn bộ 229 người trên máy bay đều thiệt mạng — số tử vong cao nhất trong các tai nạn hàng không liên quan đến máy bay McDonnell Douglas MD-11 và số tử vong cao thứ hai trong các thảm họa hàng không xảy ra tại Canada, chỉ sau Chuyến bay 1285 của Arrow Air. Đồng thời, chuyến bay này là một trong hai vụ tai nạn liên quan đến phiên bản chở khách của MD-11 khiến chiếc máy bay bị hư hại ngoài khả năng sửa chữa, cùng với Chuyến bay 642 của China Airlines.


Cổng thông tin:Hàng không/Bài viết tốt/2

Hai chiếc Avro Anson đã hạ cánh an toàn, sau khi va chạm trên không rồi mắc kẹt với nhau vào ngày 29 tháng 9 năm 1940

Vào ngày 29 tháng 9 năm 1940, một vụ va chạm trên không xảy ra trên bầu trời Brocklesby, bang New South Wales, Úc. Đây là một tai nạn hy hữu bởi vì các máy bay liên can tới tai nạn, hai chiếc Avro Anson của Trường đào tạo bay số 2 của Không quân Hoàng gia Úc, bị mắc kẹt với nhau sau khi va chạm xảy ra, rồi cùng nhau hạ cánh an toàn. Vụ va chạm làm cho chiếc Anson phía trên bị hỏng động cơ, nhưng động cơ của chiếc Anson phía dưới vẫn tiếp tục hoạt động, cho phép cặp máy bay này tiếp tục bay. Cả hai người dẫn đường và phi công của chiếc Anson phía dưới ngất xỉu. Phi công của chiếc Anson phía trên nhận ra rằng anh ấy có thể điều khiển cả hai chiếc máy bay đang mắc kẹt với nhau bằng các cánh lái độ cao và cánh tà, rồi sau đó hạ cánh xuống một cánh đồng gần đó. Cả bốn người thuộc tổ lái ở cả hai máy bay đều sống sót, sau đó thì chiếc Anson phía trên được sửa chữa lại và tiếp tục phục vụ cho không quân Hoàng gia Úc.


Cổng thông tin:Hàng không/Bài viết tốt/3

Sân bay Eilat

Sân bay Eilat là một sân bay tọa lạc ở thành phố Eilat, Israel và được đặt tên theo người sáng lập hãng hàng không Arkia Airlines là Yakov Hozman (Jacob Housman). Sân bay này nằm ở khu vực trung tâm thành phố, trên Quốc lộ 90. Sân bay Eilat chủ yếu phục vụ các chuyến bay nội địa tới Tel AvivHaifa và chuyến bay quốc tế tới Sân bay quốc tế Ovda, một số các chuyến bay quốc tế có thể hạ cánh ở đường băng ngắn cũng sử dụng sân bay Eilat. Sân bay có thể ngừng các hoạt động khai thác hàng không dân sự để trở thành sân bay quân sự khi sân bay mới của thành phố Eilat là Sân bay Timna đi vào hoạt động vào năm 2017.


Cổng thông tin:Hàng không/Bài viết tốt/4

Nhân lực Hải quân Hoa Kỳ khảo sát Akutan Zero trên Đảo Akutan vào ngày 11 tháng 7 năm 1942

Akutan Zero là máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M Zero kiểu 0 mẫu 21 (type 0 model 21) của Nhật Bản. Máy bay được quân Đồng minh phát hiện vào tháng 7 năm 1942 trong tình trạng còn nguyên vẹn. Địa điểm tìm thấy chiếc Zero này là ở đảo Akutan thuộc lãnh thổ Alaska. Sau khi được các phi công Mỹ sửa chữa và bay thử, Akutan Zero đã trở thành máy bay Zero có thể sử dụng đầu tiên mà Hoa Kỳ thu được trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nhờ kết quả đạt được từ những chuyến bay thử nghiệm, các chiến thuật gia Hoa Kỳ đã tìm ra cách để đánh bại Zero – loại máy bay chủ lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến.