Cầu vượt Láng Hạ – Lê Văn Lương
Cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương | |
---|---|
Quốc gia | Việt Nam |
Vị trí | Láng Hạ, Đống Đa và Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội |
Tuyến đường | 4 làn xe |
Bắc qua | Sông Tô Lịch |
Tên chính thức | Cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương |
Chủ sở hữu | Người dân Hà Nội |
Thông số kỹ thuật | |
Kiểu cầu | Cầu vượt nhẹ |
Vật liệu | Dầm thép |
Tổng chiều dài | 315,5 m |
Rộng | 15 mét |
Cao | 25 m |
Nhịp chính | 17 m |
Số nhịp | 3 |
Giới hạn tải | 6 tấn |
Độ cao gầm cầu | 20 m |
Số làn xe | xe máy, xe ô tô |
Tuổi thọ | Vĩnh Cửu |
Lịch sử | |
Nhà thiết kế chính | cầu dầm thép nhẹ |
Tổng thầu | Liên danh Công ty Cổ phần xây dựng cầu 12 (COMA) |
Khởi công | 11 tháng 5 năm 2012 |
Hoàn thành | 14 tháng 11 năm 2012 |
Chi phí xây dựng | 205 tỷ đồng |
Đã thông xe | 15 tháng 11 năm 2012 |
Cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương hay cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ là cây cầu vượt nhẹ thứ 3 tại Hà Nội, sau cầu vượt Tây Sơn - Chùa Bộc - Thái Hà và cầu vượt Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà.[1] Dự án cầu vượt Lê Văn Lương – Láng Hạ nhằm hoàn thiện trục giao thông Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương, giảm tải lưu lượng phương tiện trên 2 trục Xuân Thủy – Cầu Giấy và Nguyễn Trãi – Ngã Tư Sở.[2] Cầu được khởi công xây dựng vào sáng ngày 11 tháng 5 năm 2012[2] và được thông xe vào sáng ngày 14 tháng 11 năm 2012.[1] Kinh phí xây dựng cầu là 135 tỉ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội[2], tổng mức đầu tư là trên 205,6 tỉ đồng.[1]
Đặc điểm kĩ thuật
[sửa | sửa mã nguồn]Cầu có dạng lắp ghép dài 315,5 m, rộng 15m, cho phép 4 làn xe đi 2 chiều.[2] Cầu có kết cấu nhịp dầm thép liên hợp bê tông cốt thép theo sơ đồ 35+45+34=3x45+35+30m, được đặt trên hệ thống móng cọc gồm 9 cọc khoan nhồi đường kính 2m, sâu 47m.[2] Tổng trọng lượng chủ dầm thép của công trình là trên 1.000 tấn.[2]
Chủ đầu tư
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) chịu trách nhiệm thiết kế; Ban Quản lý giao thông 3 là cơ quan thực hiện với sự giám sát bởi Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 (TECCO2). Nhà thầu là Liên danh Công ty Cổ phần cầu 12-Cienco1 - Tổng công ty cơ khí xây dựng - Công ty TNHH MTV (Coma 26)[2][3]
Vốn đầu tư
[sửa | sửa mã nguồn]Kinh phí xây dựng cầu là 135 tỉ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội.[2]
Tổng mức đầu tư báo cáo khi thông xe là trên 205,6 tỷ đồng.[1]
Phân luồng giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có hướng dẫn phân luồng đối với dự án cầu vượt nút giao thông Láng Hạ - Lê Văn Lương như sau[4]:
- Các phương tiện xe con, xe máy và xe taxi, xe buýt được lưu thông trên cầu vượt
- Các loại xe bị cấm lưu thông là: Xe tải, xe chuyên dùng, xe máy thi công, xe thô sơ và người đi bộ
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Tuyết Mai (14 tháng 11 năm 2012). “Thông xe cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ, Hà Nội”. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
- ^ a b c d e f g h Nguyễn Quỳnh/VOV online (11 tháng 5 năm 2012). “135 tỷ đồng xây dựng cầu vượt Lê Văn Lương – Láng Hạ”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
- ^ Nguyên Đan (14 tháng 11 năm 2012). “Thông xe cầu vượt "siêu nhẹ" nút Lê Văn Lương - Láng”. Báo điện tử Kiến thức. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
- ^ Nam Dũng (14 tháng 11 năm 2012). “Thông xe cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương”. Thanh tra Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.