Bước tới nội dung

Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh
Loại hình
Công ty Nhà nước
Ngành nghềĐầu tư
Lĩnh vực hoạt độngĐầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Thành lậpTháng 2/2010
Trụ sở chính67-73 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Thành viên chủ chốt
Ông Trương Văn Non - Chủ tịch HĐTV
Phạm Thị Hồng Hà - Tổng giám đốc - Thành viên HĐTV'
Ông Lâm Hoài Anh - Phó Tổng Giám đốc
Websitehttp://hfic.vn/

HFIC là tên viết tắt của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM, tống giám đốc là bà Phạm Thị Hồng Hà đồng thời là thành viên HĐTV. HFIC được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập vào năm 2010.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh là Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (HIFU). Qua 13 năm hoạt động từ năm 1997 đến năm 2010, HIFU đã thực hiện tốt vai trò là một công cụ tài chính hữu ích của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc huy động vốn, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị

Vào ngày 02 tháng 02 năm 2010, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 576/QĐ-UBND về việc thành lập Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh tên viết tắt là HFIC[1], trên cơ sở kế thừa và phát huy hoạt động của HIFU, HFIC được Thành phố giao nhiệm vụ "tạo bước đột phá trong huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị"[2].

Đóng góp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn 2010-2015, HFIC đã tài trợ tín dụng cho 136 dự án với tổng mức đầu tư 12.921 tỷ đồng cho các dự án an sinh xã hội phục vụ cho người dân tại Tp Hồ Chí Minh, trong đó vốn HFIC tài trợ là 5.906 tỷ đồng, bao gồm: 50 dự án hạ tầng kỹ thuật, 31 dự án y tế, 55 dự án giáo dục.

Ngoài việc tài trợ các sự án hạ tầng trọng điểm, HFIC cũng là doanh nghiệp đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện, hoạt động xã hội trên địa bàn TP.HCM và nhiều địa phương như: tài trợ Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Startup Wheel[3], tài trợ học bổng giáo dục; chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; hỗ trợ vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1; đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai, các hộ gia đình nghèo, nạn nhân chất độc da cam, các em nhỏ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn[4] 

Tài trợ 2.000 Tỷ đồng cho chương trình tái định cư 12.500 Căn hộ tại khu đô thị Thủ Thiêm.[5]

Đầu tư xây dựng trường mầm non công lập trên địa bàn TP.HCM với quy mô vốn HFIC tham gia là 1.000 tỷ đồng[6]

Đầu tư dự án chống ngập - Hồ điều tiết Khánh Hội với quy mô vốn khoảng 600 tỷ đồng[7]

Dự án tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Hạng Mục Dự án đầu tư
1 Cơ sở hạ tầng Cầu Phú Mỹ

Xa lộ Hà Nội

Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước

Cầu Mương Lớn, Cầu Rạch Rộp 1 KCN Hiệp Phước

Các dự án tuyến ống cấp 2 tại TPHCM

Chung cư tái định cư Lô A, Lô B Ngô Gia Tự

Nhà lưu trú công nhân KCN Tân Tạo,

Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM

Trụ sở tòa soạn Báo SGGP, Báo Người Lao động, Báo Pháp Luật TPHCM

2 Y tế BV Chợ Rẫy

BV Từ Dũ

BV Ung Bướu

BV Bình Dân

BV Đại học Y Dược

BV Nguyễn Trãi

BV Sản Nhi Quốc tế Sài Gòn

BV Nguyễn Tri Phương

BV Mắt Tp Hồ Chí Minh

BV Tai Mũi Họng

BV Nhân dân 115

BV Chấn thương chỉnh hình

BV các quận huyện (Q.1, Q.3, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn…)

3 Giáo dục

Các trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Giao thông Vận tải, Sư Phạm Kỹ thuật, Luật TP HCM, ĐH Quốc gia TP HCM.

Các trường Cao đẳng: Cao Thắng, Kinh tế Đối ngoại, Công Thương

Các trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, Marie Curie

Các trường Quốc tế Canada, trường Quốc tế Khai sáng, Trung tâm thể thao tổng hợp và giáo dục hướng nghiệp Vietopia

Các trường Mầm non trên địa bàn thành phố

4 Môi trường Bãi chôn lấp rác thải số 2 Khu xử lý chất thải rắn tập trung Phước Hiệp

Nhà máy Xử lý nước thải: KCN Hiệp Phước, KCN Tân Tạo, KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Bình Chiểu

Nhà máy Xử lý nước rỉ rác Phước Hiệp

Nghĩa trang Đa Phước

Khu xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân

Khu xử lý nước thải công ty Vifon.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 2011 nhận thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen cho ông Phạm Phú Quốc tổng giám đốc công ty HFIC[8]
  • Năm 2010 – 2012 Tổng giám đốc Phạm Phú Quốc nhận bằng khen Doanh nhân thành phố Hồ Chính Minh tiêu biểu 2010 – 2012[9]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Công ty HFIC”.
  2. ^ “HFIC hướng tới trở thành kênh huy động vốn chủ lực phát triển hạ tầng đô thị TPHCM”.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Startup Wheel”.
  4. ^ “Tài trợ học bổng, chăm lo cho các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc màu da cam...”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ “HFIC trợ vốn cho chương trình tái định cư 12.500 căn hộ tại khu đô thị Thủ Thiêm”.
  6. ^ “Chính sách đầu tư đối với giáo dục mầm non”.
  7. ^ “TP HCM tăng tốc triển khai dự án chống ngập”.
  8. ^ “Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen cho công HFIC”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016.
  9. ^ “Tổng công ty Bến Thành có chủ tịch mới”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016.