Bước tới nội dung

Công trường Công xã Paris

10°46′44″B 106°42′00″Đ / 10,779°B 106,7°Đ / 10.779; 106.700
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công trường Công xã Paris
Quảng trường
Ảnh chụp từ trên cao năm 2024. Phía bên trái là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang trong tiến trình tu sửa, còn bên phải là nhà bưu điện.
Ảnh chụp từ trên cao năm 2024. Phía bên trái là nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang trong tiến trình tu sửa, còn bên phải là nhà bưu điện.
Tưởng niệm:Công xã Paris
Chủ sở hữuCông cộng
Vị tríBao quanh nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, giới hạn bởi đường Lê Duẩn và đường Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Map
Công trường Công xã Paris trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Công trường Công xã Paris
Công trường Công xã Paris
Tọa độ: 10°46′44″B 106°42′00″Đ / 10,779°B 106,7°Đ / 10.779; 106.700

Công trường Công xã Paris là khu vực công cộng bao quanh nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, được giới hạn bởi đường Lê Duẩn và đường Nguyễn Du ở hai đầu tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây cũng là điểm khởi đầu của đường Đồng Khởi, con phố thương mại sầm uất nổi tiếng của thành phố. Xung quanh có hai công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng từ thời Pháp thuộc là Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Sài Gòn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng Bá Đa LộcHoàng tử Cảnh tại công trường, khoảng đầu thập niên 1900
Lễ đặt tên công trường Tổng thống John F. Kennedy, năm 1964

Thời Pháp thuộc, khu đất có tên là place de la Cathédrale[1] (tạm dịch: "quảng trường Nhà thờ chính tòa"), ở giữa chính quyền thuộc địa cho dựng bức tượng đồng thể hiện hình tượng giáo sĩ Bá Đa Lộc che chở Hoàng tử Cảnh[2]. Tượng này tồn tại từ năm 1903[2] đến tháng 10 năm 1945 thì bị phá đi,[3] để lại bệ tượng bỏ trống. Đến năm 1959, tín đồ Công giáo Rôma dựng tượng Đức Bà Hòa Bình tại đây,[4] từ đó khu đất này còn được gọi công trường Hòa Bình. Tháng 5 năm 1964, Nguyễn Khánh chủ trì buổi lễ đổi tên nơi này thành công trường Tổng thống John F. Kennedy, vinh danh vị Tổng thống Mỹ bị ám sát hồi năm 1963.[5] Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền đổi tên mới theo một sự kiện lịch sử diễn ra vào cuối thế kỷ 19 tại Pháp là Công xã Paris.

Kiến trúc nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Directory & Chronicle for China, Japan, Corea, Indo-China, Straits Settlements, Malay States, Sian, Netherlands India, Borneo, the Philippines, &c: With which are Incorporated "The China Directory" and "The Hong Kong List for the Far East" (bằng tiếng Anh). Hong Kong Daily Press Office. 1909. tr. 1151.
  2. ^ a b Vietnam Business Magazine (bằng tiếng Anh). 8. Bộ Thương mại (Việt Nam)]. 1998. tr. 24.
  3. ^ Edwards, Anastasia (2003). Saigon: Mistress of the Mekong: an Anthology (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 166. ISBN 9780195906028.
  4. ^ Nhiều tác giả (2006). Hỏi đáp về Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 121.
  5. ^ “Saigon Honors Kennedy, Square Named For Him” (bằng tiếng Anh). The New York Times. 31 tháng 5 năm 1964. Truy cập 30 tháng 7 năm 2019.