Công nghiệp âm nhạc Đông Á
Ngành công nghiệp âm nhạc Đông Á, khu vực bao gồm các vùng Trung Quốc, Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, là một ngành kinh tế phát triển nhanh chóng khi là quê nhà của một vài thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới.
Cột mốc
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2003, Hàn Quốc trở thành thị trường âm nhạc đầu tiên trên thế giới khi doanh thu nhạc số vượt lên trên doanh thu từ các định dạng đĩa thuần.[1][2]
Năm 2013, Nhật Bản lần đầu tiên vượt Mỹ để trở thành thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới, theo báo cáo của Liên đoàn Công nghiệp thu âm quốc tế.[3] Tuy nhiên Mỹ vẫn là thị trường âm nhạc lớn nhất nếu tính cả phí tải nhạc hợp pháp.[3]
Năm 2015, thị trường nhạc số tại Trung Quốc được kỳ vọng đạt giá trị 2,1 tỉ đô la Mỹ.[4] Trung Quốc được mong đợi sẽ trở thành một trong những thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới cho đến năm 2020.[5]
Trái ngược với ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù doanh thu từ đĩa thuần (đơn cử như đĩa CD) trên toàn cầu đã và đang sụt giảm trong những năm gần đây, thì tại khu vực Đông Á (đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc) doanh thu bán đĩa thuần lại được giữ ở mức ổn định.[6]
Liên đoàn Công nghiệp thu âm quốc tế giải thích hiện tượng này là do "các fan K-pop muốn những đĩa CD chất lượng cao và những bộ hộp sang trọng".[6]
Trích lời một vị giám đốc âm nhạc của hãng thu âm Universal Music Group thì đĩa CD đang trở thành "thứ hàng hoá mới ở châu Á".[7]
Tranh cãi
[sửa | sửa mã nguồn]Một vài cuộc tranh luận đã nổ ra về cái cách mà ngành công nghiệp này đối xử với nghệ sĩ của họ.
Kiểm soát đời tư của nghệ sĩ
[sửa | sửa mã nguồn]Không có gì là bất thường khi các hãng thu âm ngăn cấm nghệ sĩ nhạc pop hẹn hò trong một khoảng thời gian nhất định hoặc miễn là họ đã ký hợp đồng với công ty.[8] Tại Nhật Bản, các nhà quản lý sẽ ra sức ngăn cản nghệ sĩ của họ đi hẹn hò hay cam kết ứng xử có khả năng bôi bẩn hình ảnh nghệ sĩ, bằng việc duy trì một lịch trình bận rộn và chỉ để các nghệ sĩ biết về lịch làm việc của mình một lần trong ngày.[8] Những nghệ sĩ phá vỡ quy tắc này, như trường hợp thành viên Minami Minegishi của nhóm nhạc AKB48 có nguy cơ bị buộc rời khỏi nhóm hay kết thúc hợp đồng.[9]
Hàn Quốc cũng có những luật lệ tương tự đối với giới nghệ sĩ nhạc pop. Tuy các nghệ sĩ có nhiều tự do hơn trong việc hẹn hò và lập gia đình, nhưng nhà quản lý lại có quyền kiểm soát mạnh mẽ lên đời tư và cách ứng xử của họ.[9] Ở Đài Loan, giới nghệ sĩ cũng được kỳ vọng sẽ phải cư xử đúng mực, vì họ không được nói về các chủ đề cấm kỵ, chẳng hạn như chính trị.[9][10]
Xếp hạng
[sửa | sửa mã nguồn]Bảng dưới đây liệt kê tổng doanh thu của các thị trường âm nhạc Đông Á:
Thứ hạng | Quốc gia | Doanh thu năm 2012 (triệu đô la Mỹ) |
Tỉ lệ tăng trưởng | Nguồn |
---|---|---|---|---|
1 | Nhật Bản | 4420 | 4% | [11] |
2 | Hàn Quốc | 187,5 | -4,3% | [12] |
3 | Trung Quốc (đại lục) | 92 | 9% | [11] |
4 | Đài Loan | 56 | 1,2% | [13] |
5 | Hồng Kông | 37 | [13] |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Marchand, Ruby. “Trade Mission Engages Key Korean Music Professionals”. Grammy Award. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
...It's also the first country where digital surpassed physical sales.
- ^ McClure, Steve (2006). Billboard Vol. 118, No. 18. Billboard. tr. 23. ISSN 0006-2510.
- ^ a b Kyodo News (ngày 9 tháng 4 năm 2013). “Japan surpasses US as world's biggest recorded music market”. ABS-CBN News Channel. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
- ^ Steven Millward (ngày 4 tháng 12 năm 2015). “Already bigger than Spotify, China's search engine giant doubles down on streaming music”. Tech In Asia. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2015.
- ^ Chen Nan (ngày 21 tháng 12 năm 2015). “Music industry dreaming of China streaming”. China Daily. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2016.
- ^ a b “Francis Keeling, Universal Music's Global Head of Digital Business: Google Streaming Service 'Is the Biggest Funnel We Can Have'”. Billboard magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
According to IFPI, global physical format sales declined from 61% in 2011 to an estimated 58% in 2012. However, in Japan, CD and DVD sales posted strong increases (sales numbers or percentages were not provided). While in South Korea physical sales are expected to rise for the third consecutive year, with IFPI crediting K-Pop fans who want high-quality physical formats and deluxe box sets, with driving the format's sustained popularity.
- ^ Lindvall, Helienne. “How K-Pop & J-Pop Are Saving Physical Music Sales”. Digital Music News. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
- ^ a b “3 ways the Japanese entertainment industry keeps idol singers from dating [3 cách thức mà ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản ngăn chặn các ca sĩ thần tượng được hẹn hò]”. Báo Japan Today (Nhật Bản ngày nay) (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
- ^ a b c Mariko Oi (2016). “The dark side of Asia's pop music industry”. BBC News (BBC Tin tức) (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
- ^ Y Chan (ngày 3 tháng 2 năm 2020). “Nghệ sĩ Đài Loan và mối quan hệ "nhạy cảm" với Trung Quốc”. Luật Khoa tạp chí. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.
Trong một thời gian dài, giống như các doanh nhân, các nghệ sĩ Đài Loan cũng được "miễn nói chuyện chính trị". Doanh nhân làm ăn, còn nghệ sĩ làm nghệ thuật. Chính trị để ai đó lo.
- ^ a b Smirke, Richard. “IFPI 2013 Recording Industry in Numbers: Global Revenue, Emerging Markets Rise; U.S., U.K., Germany Drop”. Billboard magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
The world’s number two market remains Japan, which experienced 4% growth in 2012, with recorded music sales totaling $4.42 billion, up from $4.25 billion in 2011...In total, nine of the world’s top twenty markets posted growth. Of those, Sweden ($176 million, up 18.7%) and India ($146 million, up 22.1%, representing its highest-ever sales level) moved up two places to #12 and #14, respectively. Norway ($118 million, up 6.7%) moved to #18 and China ($92 million, up 9%) re-entered the top twenty at #20, replacing South Africa ($85 million, down 5.8%).
- ^ “RIAJ Yearbook 2013: IFPI 2011, 2012 Report: 29. Global Sales of Recorded Music (Page 24)” (PDF). Recording Industry Association of Japan. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2013.
- ^ a b “RIAJ: Yearbook 2012, IFPI 2010 Report: 31. Global Sales of Recorded Music by Country in 2010 (Page 24)” (PDF). Recording Industry Association of Japan. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.