Công nữ Ngọc Tú
Từ Thuận Chính phi 慈順正妃 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Vương phi chúa Trịnh | |||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | làng Sài Sơn, huyện Vĩnh Phúc, Thanh Hóa | ||||||||
Mất | 1631 Thăng Long | ||||||||
An táng | làng Nguyệt Áng (huyện Lôi Dương), Thanh Hóa | ||||||||
Phu quân | Trịnh Tráng | ||||||||
Hậu duệ |
| ||||||||
| |||||||||
Tước hiệu | Công nữ Vương phi | ||||||||
Thân phụ | Nguyễn Hoàng |
Nguyễn Phúc Ngọc Tú hay Công nữ Ngọc Tú (? – 1631)[1] là con gái của Đoan Quận công Nguyễn Hoàng, sau trở thành một trong hai Chính phi của Thanh Đô vương Trịnh Tráng.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Phúc Ngọc Tú hay Nguyễn Thị Ngọc Tú là con gái thứ hai của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Bà được cho là do Gia Dụ Hoàng hậu sinh ra,[2] cũng tức là em gái cùng mẹ với Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.[3] Tháng 10 năm 1600, sau khi dời vào Thanh Hóa, Nguyễn Hoàng vì để tránh sự nghi ngờ của chúa Trịnh mà đã gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con trai của chúa Trịnh Tùng bấy giờ.[4][5]
Tháng 6 năm 1623, Trịnh Tùng nối chúa Trịnh, Ngọc Tú được lập làm Tây cung.[6] Sau đó, bà bí mật sai Nguyễn Cửu Kiều đem thư và bửu ấn vào Thuận Hóa cho chúa Nguyễn.[6] Đến tháng 9 năm 1628, bà lại cho tu sửa chùa Long Ân ở thành Thăng Long, lập bia ghi chép lại công đức của Nguyễn Kim và Nguyễn Hoàng. Về sau, chùa này được Minh Mạng đổi tên thành "Sùng Ân", đến năm đầu Thiệu Trị lại đổi thành chùa "Hoàng Ân".[7]
Ngày 24 tháng 4 năm 1631, bà qua đời, được truy phong làm Chính phi, thụy "Từ Thuận" (慈順).[1][8]
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]- Chồng: Thanh Đô vương Trịnh Tráng
- Con:
- Trịnh Kiều, sau khi Trịnh Tráng lên ngôi thì được phong làm Thái bảo Sùng Quận công,[3] sau thì phong làm Sùng Nghĩa vương.[9]
- Trịnh Thị Ngọc Trúc, trước lấy Quận công Lê Trụ, sau trở thành Hoàng hậu của Lê Thần Tông.[10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc (1995), tr. 118.
- ^ Trịnh Xuân Tiến (2001), tr. 73.
- ^ a b Đặng Duy Phúc (2007), tr. 399.
- ^ Hội sử học Thừa Thiên Huế (1998), tr. 37.
- ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), tr. 35
- ^ a b Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), tr. 41
- ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), tr. 43
- ^ Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), tr. 73.
- ^ Trịnh Xuân Tiến (2006), tr. 195.
- ^ Lê Tiên Long (11 tháng 3 năm 2018). “Những bà hoàng hậu có chồng con rồi mới lấy vua”. Báo Lao động. Truy cập 1 tháng 6 năm 2021.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Đặng Duy Phúc (2007). Giản yếu sử Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội. OCLC 223694968.
- Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc (1995). Cao Vĩnh (biên tập). Nguyễn Phúc tộc Thế phả (PDF). Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa. OCLC 34545208. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2021.
- Hội sử học Thừa Thiên Huế (1998). Huế xưa & nay. Hội sử học Thừa Thiên-Huế. OCLC 1083786771.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (1997). Đại Nam chính biên liệt truyện, Tập 1. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa. OCLC 833659142.
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2002). “Tập 1: Tiền biên và Chính biên, Kỷ thứ nhất (từ 1558 đến 1819)”. Đại Nam thực lục. Nguyễn Ngọc Tỉnh biên dịch. Đào Duy Anh hiệu đính. Nhà xuất bản Giáo dục. OCLC 607442717.
- Trịnh Xuân Tiến (2001). Khang vương Trịnh Căn. Nhà xuất bản Lao động. OCLC 52853677.
- Trịnh Xuân Tiến (2006). Linh vương Trịnh Khải. Nhà xuất bản Lao động. OCLC 191897997.