Công (họ)
Giao diện
Công | |
---|---|
Tiếng Việt | |
Chữ Quốc ngữ | Công |
Chữ Hán | 公 |
Tiếng Trung | |
Chữ Hán | 公 |
Trung Quốc đại lụcbính âm | gōng |
Công (chữ Hán: 公), là một họ của người Trung Quốc và Việt Nam. Trong Bách gia tính, họ này xếp thứ 408.
Họ Công Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Sau các cuộc chiến tranh Việt–Chiêm mà chiến thắng nhiều lần thuộc về Đại Việt, nhà Lý và nhà Trần bắt được nhiều tù binh và nghệ nhân là người Chăm. Một phần trong số những tù binh và nghệ nhân này được đưa về vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long. Những người này ở lại định cư và kết hôn với người Việt.[1] Sau này, người gốc Chăm có họ Ông ở vùng này đã đổi sang họ Công.[2] Theo gia phả của dòng học Công/Ông ở đây thì không thấy việc đổi họ diễn ra vào một thời điểm nào cụ thể, và có thể suy đoán việc đổi họ này diễn ra vào thời vua Minh Mạng.[3]
Người Việt Nam họ Công có danh tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]- Công Thị Nghĩa (1932) hay còn gọi là Hoa hậu Thu Trang, là một điệp viên, nhà báo, và là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Bà từng là thành viên đoàn chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp, nguyên tổng thư ký Hội Khoa học xã hội của Hội Người Việt Nam tại Pháp.
- Công Phương Thảo (1949-1971), phi công quân sự, hy sinh khi đang bay huấn luyện tại vùng trời Tam Đảo.[4][5]
- Công Thị Dung, trọng tài bóng đá.[6][7]
- Công Thị Tươi (1993), Phó Chủ tich #Hội LHPN thị trấn Tân Uyên, lập nhiều thành tích trong công tác Hội Lai Châu
- Công Dương (1994), tên thật: Công Văn Dương, nam diễn viên hai dòng máu Việt - Chăm
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Chuyện chưa biết về ngôi làng người Chăm giữa lòng Hà Nội”. Báo điện tử VTC News. ngày 9 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Chuyện kỳ thú về những danh nhân dân tộc thiểu số được thờ giữa thủ đô”. Báo Lao động. ngày 21 tháng 9 năm 2014.
- ^ “Dấu tích một số làng Chăm trên xứ Bắc”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 354. tháng 12 năm 2013.
- ^ “Lá thư tay cuối cùng của phi công gặp nạn trên núi Tam Đảo”. Vietnamnet.vn. 2 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Phi công Việt Nam vụ máy bay rơi ở Tam Đảo: Con trai duy nhất của gia đình liệt sĩ”. Báo điện tử Dân trí. 3 tháng 10 năm 2018.
- ^ “VFF - Trọng tài Công Thị Dung thay thế Kiều Thị Thuý làm nhiệm vụ tại SEA Games 24”. VFF. 26 tháng 11 năm 2007.
- ^ “Trọng tài nữ Việt Nam tiệm cận "giấc mơ" World Cup”. laodong.vn. 14 tháng 1 năm 2021.