Công ước Pháp – Thanh 1895
Công ước Pháp-Thanh 1895 hay còn có tên gọi Công ước Gérard 1895 (tiếng Pháp: Convention complémentaire de la Convention de délimitation de la frontière entre le Tonkin et la Chine du 26 juin 1887, signée à Pékin le 20 juin 1895.) là bản công ước được ký giữa Pháp và Trung Hoa năm 1895 nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam, nhằm bổ túc cho Công ước Pháp-Thanh 1887. Việc ký kết này được thực hiện vào ngày 20 tháng 6 năm 1895 tại Bắc Kinh bởi đại diện của Pháp ở Trung Hoa là Đại sứ Gérard và đại diện Trung Hoa là Khánh Thân Vương Dịch Khuông - Đại thần Tổng lý nha môn nhà Thanh.
Nguyên nhân ký công ước
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi chiếm trọn hoàn toàn Việt Nam năm 1885 và thành lập Liên bang Đông Dương gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên. Tới năm 1893, Pháp gây chiến với Xiêm La tranh quyền kiểm soát các vùng đất Lào, kết quả Pháp thắng và đã hợp nhất các vùng Thượng Lào (Luang Pha Bang), Trung Lào (Viên Chăn) và Hạ Lào (Chăm Pa Sắc) thành một xứ Ai Lao thuộc Liên bang Đông Dương vào năm 1893
Trong thời kỳ này, Thực dân Anh cũng đã hoàn toàn đưa toàn bộ Miến Điện vào thuộc địa của mình, Pháp lúc đó xem Xiêm là một đồng minh của Anh nên lo ngại ảnh hưởng của Anh sẽ lan đến vùng Tây Bắc Bắc Kỳ. Kết hợp với Trung Hoa trên đà suy yếu sau khi bại trận trước Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Thanh - Nhật. Pháp tận dụng thời cơ ép nhà Thanh phân chia lại đường biên giới ở phía Tây bắc Bắc Kỳ với Vân Nam
Nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp đã đưa ra hai đường biên giới với nhà Thanh, một là đường biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam và hai là đường biên giới Ai Lao - Vân Nam
- Đường biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam: Một phần lớn vùng đất gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu, các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên đang thuộc Vân Nam quản lý chuyển về thành lãnh thổ của Bắc Kỳ
- Đường biên giới Ai Lao - Vân Nam: Toàn bộ tỉnh Phongsali hiện nay của Lào, lúc đó đang thuộc Vân Nam quản lý chuyển về lãnh thổ của Ai Lao
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Bang giao Đại Việt, triều Nguyễn. Nhà xuất bản Văn Hoá Thông tin, 2005
- Toàn văn công uớc bằng tiếng Pháp, trang 328-330.