Bước tới nội dung

Còn thương rau đắng mọc sau hè

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Còn thương rau đắng mọc sau hè"
Bài hát của Hương Lan
từ album Hương Lan và những tình khúc Bắc Sơn
Ngôn ngữTiếng Việt
Thu âmHương Lan
Thể loạiNhạc quê hương
Sáng tácBắc Sơn
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tác1974

"Còn thương rau đắng mọc sau hè" là một ca khúc của nhạc sĩ Bắc Sơn. Đây là một trong những sáng tác gắn liền với sự nghiệp của Bắc Sơn và được Hương Lan thể hiện thành công.

Hoàn cảnh sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời kể của nhạc sĩ Bắc Sơn, ca khúc được ông sáng tác dựa trên bài thơ "Rau đất đắng" của thi sĩ Nguyệt Lãng, để làm nhạc nền cho vở kịch truyền hình "Bếp lửa ấm", phát trên Đài Truyền hình Sài Gòn năm 1974 và được Hoàng Oanh thu âm lần đầu tiên.[1][2] Thời điểm đó, ông viết loạt kịch truyện phát trên truyền hình nhằm mục đích vận động tinh thần dân tộc. Ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam bộ, nội dung kể về hai chị em ruột ngồi nhổ tóc cho nhau để nhớ về kỷ niệm yêu thương một thời đã xa.[3] Ông sáng tác bài "Còn thương rau đắng mọc sau hè" theo một cảm xúc tự nhiên và theo Bắc Sơn thì đây không phải bản nhạc ông tâm đắc nhất.[4]

Ca sĩ thể hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

"Còn thương rau đắng mọc sau hè" được Hoàng Oanh thể hiện lần đầu tiên để lồng vào vở kịch truyền hình "Bếp lửa ấm", phát sóng trên Đài Truyền hình Sài Gòn tháng 11 năm 1974.[5] Thời điểm đó, ca khúc chưa thật sự gây được chú ý mà phải đến những năm 1980 được Hương Lan thu thanh và ghi hình khi đang ở Pháp thì ca khúc trở nên được yêu thích và đưa tên tuổi Hương Lan phổ biến khắp cộng đồng người Việt hải ngoại.[6][7] Mặc dù thể hiện nhiều lần và thành công nhưng Hương Lan chia sẻ cô chưa từng biết gì về rau đắng.[8][9]

Ca khúc còn được một số nghệ sĩ thể hiện như Bích Phượng,[10] Phi Nhung,[11] Như Quỳnh,[5] Phương Mỹ Chi,[12] Quốc ĐạiThùy Trang,[13] Trọng HiếuHồ Văn Cường song ca.[14] Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Huyền cũng đã viết lời vọng cổ cho ca khúc này.[15] Đầu năm 2021, Bích Thủy là người con thứ chín của nhạc sĩ Bắc Sơn ra mắt MV "Còn thương rau đắng mọc sau hè" theo phong cách mộc mạc, đồng quê nhằm tưởng nhớ 16 năm ngày mất của ông.[2]

Trong bài hát có ca từ bị nhầm lẫn là "coi khói" thường được các ca sĩ hát là "coi cỏi".[16] Trong tập sách "Còn thương rau đắng mọc sau hè" (NXB Đồng Nai, 2003), in ca từ của nhạc sĩ Bắc Sơn thì có câu: "Coi khói đất đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng".[1]

Cấp phép

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2017, ca khúc được Cục Nghệ thuật biểu diễn chính thức cấp phép phổ biến sau hơn 40 năm ca khúc được sáng tác.[17][18][19]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, sau sự kiện 30 tháng 4 ca khúc vẫn được hát khắp nơi, và được xem như một trong những bài hát mang âm hưởng dân ca Nam bộ quen thuộc nhất.[20] Còn theo báo Dân Trí, thì cho rằng lời ca khúc "đã in sâu vào tiềm thức khán giả nhiều thế hệ".[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lê Minh Quốc (1 tháng 11 năm 2020). “Về ca khúc "Còn thương rau đắng mọc sau hè": "Coi cói đốt đồng" hay "coi khói" hay...?”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập 3 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b Tam Kỳ (26 tháng 2 năm 2021). “Con gái nhạc sĩ Bắc Sơn hát tưởng nhớ cha”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập 4 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Dương Trang Hương (17 tháng 4 năm 2018). “Bắc Sơn - còn thương rau đắng mọc sau hè”. Báo Khánh Hòa. Truy cập 11 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ “NSƯT Bắc Sơn và những ca khúc đậm chất Nam Bộ”. VnExpress. 20 tháng 8 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập 3 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ a b c Nguyễn Hằng (17 tháng 5 năm 2017). "Còn thương rau đắng mọc sau hè" vừa được cấp phép phổ biến”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập 3 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ Niệm Quân (24 tháng 2 năm 2021). “Ca khúc "Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè" của nhạc sĩ Bắc Sơn – Nỗi lòng của người ly hương”. Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập 3 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ Tam Kỳ (11 tháng 11 năm 2019). “Hương Lan tưởng nhớ nghệ sĩ Bắc Sơn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập 3 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ Hoài Thương (11 tháng 11 năm 2019). “Danh ca Hương Lan hát mãi 'Còn thương rau đắng mọc sau hè' dù... chưa biết rau đắng ăn ra sao”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập 3 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Nguyễn Hằng (11 tháng 11 năm 2019). “Quyền Linh bật khóc nhớ tới cách dạy "sống chết" của cố nhạc sĩ Bắc Sơn”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập 5 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ Mai Nhật (28 tháng 10 năm 2016). “Tượng sáp nhạc sĩ 'Còn thương rau đắng mọc sau hè' được khen như thật”. VnExpress. Truy cập 11 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ Thúy Vi - Nguyệt Lương (30 tháng 9 năm 2021). “Phi Nhung: "Nữ hoàng băng đĩa" đại náo màn ảnh Trung Quốc cùng sao phim Châu Tinh Trì”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập 4 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ Minh Trang (16 tháng 6 năm 2014). “Phương Mỹ Chi giới thiệu album đầu tay”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập 4 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ PV (9 tháng 9 năm 2017). “Ca sĩ Thùy Trang bất ngờ tái xuất ở Sol Vàng tháng 9”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập 4 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ Hà Thu (8 tháng 4 năm 2019). “Trọng Hiếu, Hồ Văn Cường khiến khán giả thích thú khi hát dân ca”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập 4 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ Tam Kỳ (19 tháng 2 năm 2019). “Ngọc Huyền hát tưởng nhớ cố nhạc sĩ Bắc Sơn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập 4 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ Đông Kha (9 tháng 4 năm 2019). “Bài hát Còn Thương Rau Đắng… "coi cỏi đốt đồng…" hay "coi khói đốt đồng…", "ba vá miếng dừa…" hay "ba vá miểng vùa…". Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập 5 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ Thùy Trang (17 tháng 5 năm 2017). “Ngỡ ngàng "Còn thương rau đắng mọc sau hè" vừa được phép phổ biến”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập 3 tháng 12 năm 2021.
  18. ^ Tam Kỳ – Đức Trí (17 tháng 5 năm 2017). 'Còn thương rau đắng mọc sau hè' được cấp phép phổ biến”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập 3 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ N.H (16 tháng 5 năm 2017). “Ca khúc "Còn thương rau đắng mọc sau hè" được cấp phép phổ biến”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập 4 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ Tuy Hòa (19 tháng 5 năm 2017). “Ai thương rau đắng mọc sau hè?”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập 4 tháng 12 năm 2021.