Bước tới nội dung

Cây ước nguyện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cây ước nguyện ở Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên

Cây ước nguyện (Wish tree) là những loại cây mà người ta sẽ cầu ơn, thổ lộ những điều ước nguyện và đảnh lễ tại đó. Cây ước nguyện được xem là có giá trị về mặt tôn giáo hoặc tâm linh. Những người thực hiện nghi thức nguyên ước hy vọng có được một điều ước hoặc một lời cầu nguyện được đáp lại từ một linh hồn thiên nhiên, vị thánh hoặc nữ thần, tùy thuộc vào tín ngưỡng địa phương. Một trong những hình thức cây ước nguyện đã được thấy ở các vùng của Scotland, miền Bắc nước AnhWales, nơi mà người ta đánh lễ bằng những đồng xu dưới cây ước nguyện[1]. Trong nhiều năm, người ta đã đúc tiền xu vào gốc cây và thân cây như một loại lễ tạ ơn để thực hiện một điều ước[1].

Thường thì người ta sẽ treo những dải vải nhỏ, ruy băng hoặc hạt cầu nguyện sẽ được buộc vào thân cây như một nghi lễ chữa bệnh hoặc cầu mong sức khỏe an khang[2], điều này phổ biến ở Scotland, IrelandCornwall[3]. Ở Nhật Bản có lễ Tanabata. Trong văn hóa dân gian Thái Lan có một số linh hồn hoặc tiên nữ liên quan đến cây cối được gọi chung là Nang Mai (นางไม้;) trong số đó thì người nổi tiếng nhất là Nang Ta-khian[4]. Cây Táo Wassail là một hình thức truyền thống được thực hiện ở West Country, Anh. Những người hát rong đến thăm vườn cây ăn quả và họ đọc một câu thần chú, để một cái bánh mì nước trên cành cây và đổ rượu táo lên rễ cây. Mục đích của buổi lễ là để cầu phúc cho cây táo và đảm bảo năng suất tốt, mau mắn cho thu hoạch[5]. Trong văn hóa dân gian có một câu nguyện ước trong bài đồng dao là Này cây tro, cây tần bì, Xin hãy mua lấy những mụn cóc này của tôi[6].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Daytrippers urged to stop hammering coins into Britain's historic trees”. HullLive (bằng tiếng Anh). 31 tháng 8 năm 2019. ISSN 0307-1235. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ 'It's upset a lot of people': outrage after tidy-up of Scottish sacred well”. The Guardian. 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Straffon, Cherly (1998). Fentynyow Kernow. In Search of Cornwall's Holy Wells. Pub. Meyn Mamvro. ISBN 0-9518859-5-2, pp. 40–42.
  4. ^ Spirits
  5. ^ Sue, Clifford; Angela, King (2006). England in Particular: A Celebration of the Commonplace, the Local, the Vernacular and the Distinctive. Saltyard Books. tr. 528. ISBN 978-0340826164.
  6. ^ Wilkinson, Gerald (1976). Trees in the Wild. Book Club Associates. p. 26.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Billingsley, John (2010). “Coins Inserted in Trees”. FLS News. London: The Folklore Society. 60: 7.
  • Curtis, Mavis (2004). “Coins in Fallen Trees”. FLS News. London: The Folklore Society. 42: 14.
  • Gould, Cathy (2010). “Coins Inserted in Trees”. FLS News. London: The Folklore Society. 60: 7.
  • Hartland, Edwin S. (1893). “Pin-wells and Rag-bushes”. Folklore. London: The Folklore Society. 4 (4): 451–470. doi:10.1080/0015587x.1893.9720181.
  • Houlbrook, Ceri (2014). “The Mutability of Meaning: Contextualizing the Cumbrian Coin-Tree”. Folklore. London: The Folklore Society. 125 (1): 49–59. doi:10.1080/0015587x.2013.837316. hdl:2299/19404. S2CID 161532621.
  • Houlbrook, Ceri. "Sustaining and Substituting the Sacred: The coin-trees of Britain and Ireland." Folklore: An Electronic Journal of Folklore 18:63-80 (2021).open access link
  • Patten, B.; Patten, J. (2009). “Coins Inserted in Trees”. FLS News. London: The Folklore Society. 59: 2.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]