Bước tới nội dung

Nước cộng hòa thuộc Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Các nước cộng hòa của Nga)

Liên bang Nga được chia thành 89 chủ thể liên bang (đơn vị hợp hiến), 24 trong số đó là nước cộng hòa. Các nước cộng hòa đại diện cho các khu vực không phải của dân tộc Nga. Các nhóm dân tộc bản địa của một nước cộng hoà tạo thành tên riêng của nước cộng hòa được coi là "dân tộc đại diện". Trải qua nhiều thập kỷ, do có nhiều cuộc di cư nội bộ bên trong nước Nga (một số trường hợp là thế kỷ), các dân tộc đại diện đó không nhất thiết chiếm đa số trong thành phần dân số của một nước cộng hòa.

Địa vị trong hiến pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước cộng hòa phân biệt với các đối tượng khác của liên bang chủ thể liên bang ở chỗ là họ có quyền thiết lập ngôn ngữ chính thức (Điều 68 của Hiến pháp Nga) và có hiến pháp riêng của mình. Các đối tượng khác của liên bang như vùng lãnh thổtỉnh không có quyền này. Người đứng đầu của hầu hết nước cộng hòa có chức danh là nguyên thủ.

Mức độ tự trị thực tế được trao cho các đơn vị hành chính luôn thay đổi nhưng nhìn chung khá là rộng lớn. Quốc hội của các nước cộng hòa thường ban hành các luật có lợi thế hơn so với hiến pháp liên bang và người đứng đầu các nước cộng hòa có xu thế rất quyền lực. Tuy nhiên, quyền tự trị này giảm thiểu đi đáng kể dưới thời Vladimir Vladimirovich Putin, đương kim Tổng thống Liên bang Nga, người đã cố gắng thiết lập quyền lực tối cao của hiến pháp liên bang.

Việc thiết lập bảy "vùng liên bang" rộng lớn trên các khu vực và các nước cộng hòa của Nga với các thống đốc do tổng thống bổ nhiệm để giám sát mọi hoạt động của các nước cộng hòa đã làm cho việc tuân thủ luật pháp và hiến pháp tại các nước cộng hòa trở nên vững mạnh hơn. Hơn nữa, Putin đã củng cố vị trí cơ quan lập pháp của các nước cộng hòa và làm suy yếu cơ quan hành pháp. Ngày nay người đứng đầu cơ quan hành pháp của các nước cộng hòa do Tổng thống Nga bổ nhiệm, nhưng nguyên thủ của nước cộng hòa phải được quốc hội bổ nhiệm.

Mặc dù có một số xu hướng ly khai ở hầu hết các nước cộng hòa nhưng nhìn chung không mạnh mẽ lắm. Tuy nhiên, đã có những hỗ trợ đáng kể cho việc ly khai trong các cộng đồng người Tatar, người Bashkir, người Yakutngười Chechnya sau khi Liên Xô sụp đổ mà hậu quả là chiến tranh ở Chechnya. Tuy nhiên mong muốn ly khai ở các nước cộng hòa là rất phức tạp do các dân tộc sống trong nước cộng hòa ngoài dân tộc đại diện (Tatarstan, Bashkortostan, Sakha). (Hậu quả của Chiến tranh Chechen là có rất ít người không phải dân tộc Chechen sống ở Chechnya ngày nay).

Các "nước cộng hòa tự trị" và các "tỉnh tự trị" cũ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga nằm trong Liên bang Xô viết bao gồm ba loại đơn vị hợp hiến dân tộc, theo thứ tự mức độ "tự trị" giảm dần là: các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị (gọi tắt là cộng hòa tự trị), tỉnh tự trịkhu tự trị. Sau khi Liên Xô tan rã, mỗi "nước cộng hòa tự trị" được thay bởi một nước cộng hòa cùng tên hoặc như trường hợp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tự trị Chechen-Ingush thành hai nước cộng hòa Chechnya và Ingushetia. Một số "tỉnh tự trị" như Adygea, Altai, Karachay-Cherkessia, Khakassia cũng trở thành nước cộng hòa.

Cách diễn đạt "nước cộng hòa tự trị" đôi khi vẫn được dùng để chỉ các nước cộng hoà thuộc Nga. Mặc dù các chủ thể này có quyền tự trị và là những nước cộng hoà, nhưng việc sử dụng khái niệm nói trên là không đúng về mặt kỹ thuật, vì theo Hiến pháp Nga năm 1993 và Hiến pháp của chính các chủ thể đó thì tên chính thức của chúng đơn giản là "nước cộng hoà" mà không phải là "nước cộng hòa tự trị".

Danh sách các nước cộng hòa thuộc Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Adygea
  2.  Cộng hòa Altai
  3.  Bashkortostan
  4.  Buryatia
  5.  Dagestan
  6.  Ingushetia
  7.  Kabardino-Balkaria
  8.  Kalmykia
  9.  Karachay-Cherkessia
  10.  Cộng hòa Karelia
  11.  Cộng hòa Komi
  12.  Mari El
  13.  Mordovia
  14.  Khakassia
  15.  Bắc Osetiya-Alaniya
  16.  Tatarstan
  17.  Tuva
  18.  Udmurtia
  19.  Cộng hòa Sakha
  20.  Chechnya
  21.  Chuvashia
  22.  Cộng hòa Krym Sáp nhập vào Nga năm 2014

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Nước cộng hòa Lục địa Dân tộc đại diện Tỷ lệ dân tộc đại diện trong Dân số cộng hòa (2002) Dân tộc đại diện: Nhóm ngôn ngữ Dân tộc đại diện: Tôn giáo chính Tỷ lệ dân tộc Nga trong Dân số cộng hòa (2002) Dân số (2002)
Adygea (Адыгея, Адыгэ) Âu Adyghe 24,2% Kavkaz Hồi giáo Sunni, Chính thống giáo 64,5% 447.000
Altai (Алтай) Á Altay 33,5% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo, Burkhan giáo, Phật giáo Tây Tạng, Saman giáo 57,4% 203.000
Bashkortostan (Башкортостан, Башҡортостан) Âu Bashkir 29,8% Ngữ tộc Turk Hồi giáo Sunni, Chính thống giáo 36,3% 4.104.000
Buryatia (Бурятия, Буряад) Á Buryat 28,1% Ngữ hệ Mông Cổ Chính thống giáo, Phật giáo Tây Tạng 67,8% 981.000
Chechnya (Чеченская Республика, Нохчийчоь) Âu Chechen2 93,5% Kavkaz Hồi giáo Sunni 3,7% 1.104.000
Chuvashia (Чувашская Республика, Чăваш Республики) Âu Chuvash 67,7% Ngữ tộc Turk Chính Thống giáo Nga, Hồi giáo, Saman giáo 26,5% 1.314.000
Crimea/Krym (Крым) Âu Tatar Krym 10,6% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo, Hồi giáo 67,9% 2.284.769
Dagestan (Дагестан) Âu 13 dân tộc bản địa3 86,6% Kavkaz,Ngữ tộc Turk5 Hồi giáo Sunni 4,7% 2.577.000
Donetsk (Донецк) Âu Chính thống giáo Nga 4.100.280
Ingushetia (Ингушетия, ГӀалгӀай Мохк) Âu Ingush2 77,3% Kavkaz Hồi giáo Sunni 1,2% 467.000
Kabardino-Balkaria (Кабардино-Балкарская Республика, Къэбэрдей-Балъкъэр, Къабарты-Малкъар) Âu Kabard, Balkars 67% (Kabardin 55,3%, Balkars 11,6%) Kavkaz,Ngữ tộc Turk Hồi giáo Sunni, Chính thống giáo Nga6 25,1% 901.000
Kalmykia (Калмыкия, Хальмг Таңһч) Âu Kalmyk 53,3% Ngữ hệ Mông Cổ Chính thống giáo, Phật giáo Tây Tạng 33,6% 292.000
Karachay-Cherkessia (Карачаево-Черкесская Республика) Âu Karachai, Cherkes 50% (Karachai 38.5%, Cherkes 11,3%) Ngữ tộc Turk, Kavkaz Hồi giáo Sunni 33,6% 439.000
Karelia (Карелия, Karjala) Âu người Karelia (có quan hệ với người Phần Lan) 9,2% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 76,6% 716.000
Khakassia (Хакасия) Á Khakas 12,0% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo Nga 80,3% 546.000
Komi (Коми) Âu người Komi 25,2% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 59,6% 1.019.000
Lugansk (Луганск) Âu Chính thống giáo Nga 2.121.322
Mari El (Марий Эл) Âu người Mari 42,9% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 47,5% 728.000
Mordovia (Мордовия) Âu Mordvin 31,9% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 60,8% 889.000
Bắc Ossetia-Alania (Северная Осетия-Алания, Цӕгат Ирыстоны Аланийы) Âu người Ossetia 62,7% Ngữ chi Iran Chính thống giáo Nga 23,2% 710.000
Sakha (Yakutia) (Саха (Якутия)) Á Yakut 45,5% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo Nga, Saman giáo 41,2% 949.000
Tatarstan (Татарстан) Âu Tatar 52,9% Ngữ tộc Turk Hồi giáo Sunni, Chính thống giáo 39,5% 3.779.000
Tyva (Тыва) Á người Tuva 77,0% Ngữ tộc Turk Chính thống giáo, Phật giáo Tây Tạng, Saman giáo 20,1% 306.000
Udmurtia (Удмуртская Республика, Удмурт Элькун) Âu người Udmurt 29,3% Ngữ hệ Ural Chính thống giáo Nga 60,1% 1.570.000
Ghi chú:
  1. Kabardino-Balkaria, Karachay-Cherkessia, và Dagestan có nhiều hơn một dân tộc đại diện.
  2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết tự trị Chechen-Ingush có hai dân tộc đại diện cho tới khi chia tách thành hai nước Cộng hòa Chechnya và Ingushetia năm 1991.
  3. Mười dân tộc bản địa của Dagestan gồm: Aguls, Avars, Azerbaijan, Chechen, Dargins, Kumyks, Laks, Lezgins, Nogais, Rutuls, Tabasarans, Tat, và Tsakhurs.
  4. Các số liệu dân số trong bảng này chỉ mang ý nghĩa tượng trưng
  5. Các ngôn ngữ Balkars, Karachai, KumyksNogais thuộc nhóm ngôn ngữ của người Turk; các ngôn ngữ Aguls, Avars, Cherkess, Dargins, Laks, Lezgins, Rutuls, Tabasarans, và Tsakhurs thuộc nhóm ngôn ngữ Caucasian
  6. người Kabardin và một nhóm nhỏ người Balkars theo đạo Hồi, còn một nhóm người Balkars theo đạo Chính thống Nga

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]