Các lãnh tụ đảng trong Thượng viện Hoa Kỳ
Bài viết này là một phần của loạt bài về |
Thượng viện Hoa Kỳ |
---|
Lịch sử Thượng viện Hoa Kỳ |
Thành viên |
|
Chính trị và Thủ tục |
Trụ sở |
Lãnh đạo Đa số và Lãnh đạo Thiểu số trong Thượng viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Senate Majority and Minority Leaders) là hai thượng nghị sĩ được bầu bởi hai nhóm đảng phái mà tạo nên nhóm đa số và nhóm thiểu số theo thứ tự vừa nói tại Thượng viện Hoa Kỳ. Các lãnh đạo này phục vụ trong vai trò phát ngôn viên chính tại Thượng viện cho đảng của mình, điều hành và lập thời biểu các công việc cho đảng của mình khi Thượng viện Hoa Kỳ nhóm họp.
Lãnh đạo Đa số là vị trí quyền lực hơn cả. Lãnh đạo Đa số đóng vai trò người đại diện chính cho đảng đa số tại Thượng viện, và đôi khi thậm chí tại cả hai viện lập pháp nếu Hạ viện Hoa Kỳ và tức nhiên chức vụ Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ bị đảng đối lập kiểm soát. Theo thông lệ, Quan chức Chủ tọa Thượng viện luôn ưu tiên Lãnh đạo Đa số quyền phát biểu trong phòng họp Thượng viện.
Phó Lãnh đạo Đa số (Assistant Majority Leader) và Phó Lãnh đạo Thiểu số (Assistant Minority Leader) của Thượng viện Hoa Kỳ thường được gọi là Senate Majority Whip và Minority Whip. Họ là các thành viên lãnh đạo xếp thứ hai của mỗi đảng. Nhiệm vụ chính của các phó lãnh đạo đảng là tập hợp phiếu bầu cho các vấn đề chính yếu. Vì họ là các thành viên lãnh đạo đứng thứ hai, nếu như không có lãnh đạo tại phòng họp, thì họ trở thành quyền lãnh đạo tại phòng họp. Trước năm 1969, danh xưng chính thức của họ trong tiếng Anh là Majority Whip và Minority Whip.
Các lãnh đạo hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Thượng viện Hoa Kỳ hiện tại có 51 thành viên họp kín với Đảng Dân chủ (gồm 48 đảng viên Dân chủ và 3 thành viên độc lập) và 49 thành viên họp kín với Đảng Cộng hoà (gồm 49 đảng viên Cộng hoà). Với tỷ số là 51 - 49, đảng Dân chủ hiện đang giữ thế đa số tại Thượng viện.
Các Lãnh đạo đảng hiện tại là thượng nghị sĩ Chuck Schumer (Dân chủ) từ New York và Mitch McConnell (Cộng hoà) từ Kentucky. Các Phó Lãnh đạo là Dick Durbin (Dân chủ) từ Illinois và John Thune (Cộng hoà) từ Nam Dakota.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vào đầu những năm 1850, các đảng trong mỗi viện của Quốc hội bắt đầu bầu Chủ tịch Cuộc họp kín hoặc Hội nghị, trong khi vị trí này mang rất ít quyền hạn, thì vị trí Lãnh đạo đảng vốn phát sinh từ vị trí này lại trở nên phổ biến và quan trọng hơn. Các đảng viên Dân chủ Thượng viện lần đầu chọn Lãnh đạo vào năm 1913 khi họ bầu John W. Kern, một thượng nghị sĩ từ Indiana. Mặc dù chức danh không chính thức, nhưng trang web của Thượng viện xác định Kern là Lãnh đạo đảng đầu tiên của Thượng viện, giữ chức vụ đó từ năm 1913 đến năm 1917, đồng thời kiêm nhiệm chức Chủ tịch Cuộc họp kín Đảng Dân chủ Thượng viện. Năm 1925, Đảng Cộng hòa (lúc đó chiếm đa số) cũng làm theo việc này khi chọn Charles Curtis trở thành Lãnh đạo Hôi nghị Đảng Cộng hòa Thượng viện, và do đó trở thành Lãnh đạo Đa số (chính thức) đầu tiên, mặc dù người tiền nhiệm của ông là Henry Cabot Lodge được coi là Lãnh đạo Đa số (không chính thức) đầu tiên của Thượng viện.
Quyền lực
[sửa | sửa mã nguồn]Trong khi các Hạ nghị sĩ trực tiếp bầu Chủ tịch ở Hạ viện thì tại Thượng viện, Hiến pháp Hoa Kỳ đã giao vai trò Chủ tịch Thượng viện cho Phó Tổng thống Hoa Kỳ kiêm nhiệm như một cách thể hiện tính cân bằng và giám sát giữa các cơ quan trong Chính phủ Hoa Kỳ cũng như đóng vai trò là người bỏ lá phiếu cuối cùng nếu như số phiếu tại Thượng viện cân bằng (do số lượng Thượng nghị sĩ luôn là số chẵn). Trong thời gian đầu, Phó Tổng thống John Adams đã sử dụng vai trò này rất hiệu quả khi thường xuyên tham gia và chủ tọa các phiên họp Thượng viện đến mức nhiều chính khách thời bấy giờ coi chức Phó Tổng thống là một chức vụ lập pháp. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ Phó Tổng thống của người kế nhiệm ông, Thomas Jefferson đã dần bỏ qua việc chủ tọa Thượng viện và từ đó đến này, hiếm khi Phó Tổng thống chủ tọa một phiên họp Thượng viện.
Dưới quyền Chủ tịch Thượng viện là Chủ tịch Thượng viện tạm quyền, chức vụ được Hiến pháp thành lập để chủ tọa Thượng viện khi Chủ tịch Thượng viện vắng mặt. Dẫu vậy, trong thực tế, vị trí này thường được giao cho một Thượng nghị sĩ thâm niên của đảng và họ cũng thường ít khi chủ tọa Thượng viện hàng ngày do nhiệm vụ này thường được giao cho các Thượng nghị sĩ thứ cấp của đảng đa số như một cách giúp họ làm quen với các thủ tục của Thượng viện.
Trong suốt thời gian trước khi chức Lãnh đạo đảng ra đời thì người điều hành có thực quyền tại Thượng viện thông thường là những Thượng nghị sĩ nổi tiếng có ảnh hưởng hoặc có tài hùng biện. Cho đến khi chức vụ này ra đời thì Lãnh đạo Đa số, chức vụ quyền lực hơn cả, trở thành người điều hành có thực quyền cũng như ảnh hưởng nhất đến cả đảng của mình lẫn đến các đạo luật tại Thượng viện.
Danh sách các lãnh đạo đảng tại Thượng viện Hoa Kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Đảng Dân chủ chọn một lãnh đạo đầu tiên vào năm 1920. Đảng Cộng hòa chính thức chọn một lãnh đạo đầu tiên vào năm 1925.
Quốc hội | Nhiệm kì | Phó Lãnh đạo Dân chủ | Lãnh đạo Dân chủ | Phe Đa số | Lãnh đạo Cộng hòa | Phó Lãnh đạo Cộng hoà | Tổng thống Hoa Kỳ | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Khóa 63 | 28 tháng 5 năm 1913 –
4 tháng 3 năm 1915 |
J. Hamilton Lewis | Trống | Dân chủ
← đa số |
Trống | Trống | Woodrow Wilson | |
Khóa 64 | 4 tháng 3 năm 1915 –
6 tháng 12 năm 1915 | |||||||
6 tháng 12 năm 1915 –
13 tháng 12 năm 1915 |
James Wadsworth | |||||||
13 tháng 12 năm 1915 –
4 tháng 3 năm 1917 |
Charles Curtis | |||||||
Khóa 65 | 4 tháng 3 năm 1917 –
4 tháng 3 năm 1919 | |||||||
Khóa 66 | 4 tháng 3 năm 1919 –
27 tháng 4 năm 1920 |
Peter Gerry | Cộng hòa
đa số → |
Henry Cabot Lodge
Không chính thức | ||||
27 tháng 4 năm 1920 –
4 tháng 3 năm 1921 |
Oscar Underwood | |||||||
Khóa 67 | 4 tháng 3 năm 1921 –
4 tháng 3 năm 1923 |
Warren G. Harding | ||||||
Khóa 68 | 4 tháng 3 năm 1923 –
3 tháng 12 năm 1923 | |||||||
Calvin Coolidge | ||||||||
3 tháng 12 năm 1923 –
9 tháng 11 năm 1924 |
Joseph Taylor Robinson | |||||||
9 tháng 11 năm 1924 –
4 tháng 3 năm 1925 |
Charles Curtis
Quyền |
Wesley Jones
Quyền | ||||||
Khóa 69 | 4 tháng 3 năm 1925 –
4 tháng 3 năm 1927 |
Charles Curtis | Wesley Jones | |||||
Khóa 70 | 4 tháng 3 năm 1927 –
4 tháng 3 năm 1929 | |||||||
Khóa 71 | 4 tháng 3 năm 1929 –
4 tháng 3 năm 1931 |
Morris Sheppard | James E. Watson | Simeon Fess | Herbert Hoover | |||
Khóa 72 | 4 tháng 3 năm 1931 –
4 tháng 3 năm 1933 | |||||||
Khóa 73 | 4 tháng 3 năm 1933 –
3 tháng 1 năm 1935 |
J. Hamilton Lewis | Dân chủ
← đa số |
Charles L. McNary | Felix Hebert | Franklin D. Roosevelt | ||
Khóa 74 | 3 tháng 1 năm 1935 –
3 tháng 1 năm 1937 |
Trống[1] | ||||||
Khóa 75 | 3 tháng 1 năm 1937 –
14 tháng 7 năm 1937 | |||||||
14 tháng 7 năm 1937 –
3 tháng 1 năm 1939 |
Alben W. Barkley | |||||||
Khóa 76 | 3 tháng 1 năm 1939 –
9 tháng 4 năm 1939 | |||||||
9 tháng 4 năm 1939 –
3 tháng 1 năm 1940 |
Sherman Minton | |||||||
3 tháng 1 năm 1940 –
3 tháng 1 năm 1941 |
Warren Austin
Quyền | |||||||
Khóa 77 | 3 tháng 1 năm 1941 –
3 tháng 1 năm 1943 |
J. Lister Hill | Charles L. McNary | |||||
Khóa 78 | 3 tháng 1 năm 1943 –
25 tháng 2 năm 1944 |
Kenneth Wherry | ||||||
25 tháng 2 năm 1944 –
3 tháng 1 năm 1945 |
Wallace H. White Jr.
Quyền | |||||||
Khóa 79 | 3 tháng 1 năm 1945 –
3 tháng 1 năm 1947 |
Wallace H. White Jr. | ||||||
Harry S. Truman | ||||||||
Khóa 80 | 3 tháng 1 năm 1947 –
3 tháng 1 năm 1949 |
Scott W. Lucas | Cộng hòa
đa số → | |||||
Khóa 81 | 3 tháng 1 năm 1949 –
3 tháng 1 năm 1951 |
Francis Myers | Scott W. Lucas | Dân chủ
← đa số |
Kenneth S. Wherry | Leverett Saltonstall | ||
Khóa 82 | 3 tháng 1 năm 1951 –
3 tháng 1 năm 1952 |
Lyndon B. Johnson | Ernest McFarland | |||||
3 tháng 1 năm 1952 –
3 tháng 1 năm 1953 |
Styles Bridges | |||||||
Khóa 83 | 3 tháng 1 năm 1953 –
31 tháng 7 năm 1953 |
Earle Clements | Lyndon B. Johnson | Cộng hòa
đa số → |
Robert A. Taft | |||
Dwight D. Eisenhower | ||||||||
3 tháng 8 năm 1953 –
3 tháng 1 năm 1955 |
William F. Knowland | |||||||
Khóa 84 | 3 tháng 1 năm 1955 –
3 tháng 1 năm 1957 |
Dân chủ
← đa số | ||||||
Khóa 85 | 3 tháng 1 năm 1957 –
3 tháng 1 năm 1959 |
Mike Mansfield | Everett Dirksen | |||||
Khóa 86 | 3 tháng 1 năm 1959 –
3 tháng 1 năm 1961 |
Everett Dirksen | Thomas Kuchel | |||||
Khóa 87 | 3 tháng 1 năm 1961 –
3 tháng 1 năm 1963 |
Hubert Humphrey | Mike Mansfield | |||||
John F. Kennedy | ||||||||
Khóa 88 | 3 tháng 1 năm 1963 –
3 tháng 1 năm 1965 | |||||||
Lyndon B. Johnson | ||||||||
Khóa 89 | 3 tháng 1 năm 1965 –
3 tháng 1 năm 1967 |
Russell B. Long | ||||||
Khóa 90 | 3 tháng 1 năm 1967 –
3 tháng 1 năm 1969 | |||||||
Khóa 91 | 3 tháng 1, 1969 –
7 tháng 9, 1969 |
Ted Kennedy | Hugh Scott | |||||
Richard Nixon | ||||||||
24 tháng 9 năm 1969 –
3 tháng 1 năm 1971 |
Hugh Scott | Robert Griffin | ||||||
Khóa 92 | 3 tháng 1 năm 1971 –
3 tháng 1 năm 1973 |
Robert Byrd | ||||||
Khóa 93 | 3 tháng 1 năm 1973 –
3 tháng 1 năm 1975 | |||||||
Gerald Ford | ||||||||
Khóa 94 | 3 tháng 1 năm 1975 –
3 tháng 1 năm 1977 | |||||||
Khóa 95 | 3 tháng 1 năm 1977 –
3 tháng 1 năm 1979 |
Alan Cranston | Robert Byrd | Howard Baker | Ted Stevens | |||
Jimmy Carter | ||||||||
Khóa 96 | 3 tháng 1 năm 1979 –
1 tháng 11 năm 1979 | |||||||
1 tháng 11 năm 1979 –
5 tháng 3 năm 1980 |
Ted Stevens
Quyền | |||||||
5 tháng 3 năm 1980 –
3 tháng 1 năm 1981 |
Howard Baker | |||||||
Khóa 97 | 3 tháng 1 năm 1981 –
3 tháng 1 năm 1983 |
Cộng hòa
đa số → | ||||||
Ronald Reagan | ||||||||
Khóa 98 | 3 tháng 1 năm 1983 –
3 tháng 1 năm 1985 | |||||||
Khóa 99 | 3 tháng 1 năm 1985 –
3 tháng 1 năm 1987 |
Bob Dole | Alan Simpson | |||||
Khóa 100 | 3 tháng 1 năm 1987 –
3 tháng 1 năm 1989 |
Dân chủ
← đa số | ||||||
Khóa 101 | 3 tháng 1 năm 1989 –
3 tháng 1 năm 1991 |
George Mitchell | ||||||
George H. W. Bush | ||||||||
Khóa 102 | 3 tháng 1 năm 1991 –
3 tháng 1 năm 1993 |
Wendell H. Ford | ||||||
Khóa 103 | 3 tháng 1 năm 1993 –
3 tháng 1 năm 1995 | |||||||
Bill Clinton | ||||||||
Khóa 104 | 3 tháng 1 năm 1995 –
12 tháng 6 năm 1996 |
Tom Daschle | Cộng hòa
đa số → |
Trent Lott | ||||
12 tháng 6 năm 1996 –
3 tháng 1 năm 1997 |
Trent Lott | Don Nickles | ||||||
Khóa 105 | 3 tháng 1 năm 1997 –
3 tháng 1 năm 1999 | |||||||
Khóa 106 | 3 tháng 1 năm 1999 –
3 tháng 1 năm 2001 |
Harry Reid | ||||||
Khóa 107 | 3 tháng 1 năm 2001 –
20 tháng 1 năm 2001 |
Dân chủ
← đa số | ||||||
20 tháng 1 năm 2001 –
6 tháng 6 năm 2001 |
Cộng hòa
đa số → |
George W. Bush | ||||||
6 tháng 6 năm 2001 –
23 tháng 11 năm 2002 |
Dân chủ
← đa số | |||||||
23 tháng 11 năm 2002 –
3 tháng 1 năm 2003 |
Dân chủ
← đa số Cộng hòa đa số → | |||||||
Khóa 108 | 3 tháng 1 năm 2003 –
3 tháng 1 năm 2005 |
Cộng hòa
đa số → |
Bill Frist | Mitch McConnell | ||||
Khóa 109 | 3 tháng 1 năm 2005 –
3 tháng 1 năm 2007 |
Dick Durbin | Harry Reid | |||||
Khóa 110 | 3 tháng 1 năm 2007 –
18 tháng 12 năm 2007 |
Dân chủ
← đa số |
Mitch McConnell | Trent Lott | ||||
19 tháng 12 năm 2007 –
3 tháng 1 năm 2009 |
Jon Kyl | |||||||
Khóa 111 | 3 tháng 1 năm 2009 –
3 tháng 1 năm 2011 | |||||||
Barack Obama | ||||||||
Khóa 112 | 3 tháng 1 năm 2011 –
3 tháng 1 năm 2013 | |||||||
Khóa 113 | 3 tháng 1 năm 2013 –
3 tháng 1 năm 2015 |
John Cornyn | ||||||
Khóa 114 | 3 tháng 1 năm 2015 –
3 tháng 1 năm 2017 |
Cộng hòa
đa số → | ||||||
Khóa 115 | 3 tháng 1 năm 2017 –
3 tháng 1 năm 2019 |
Chuck Schumer | ||||||
Donald Trump | ||||||||
Khóa 116 | 3 tháng 1 năm 2019 –
3 tháng 1 năm 2021 |
John Thune | ||||||
Khóa 117 | 3 tháng 1 năm 2021 –
20 tháng 1 năm 2021 | |||||||
20 tháng 1 năm 2021 –
3 tháng 1 năm 2023 |
Dân chủ
← đa số |
Joe Biden | ||||||
Khóa 118 | 3 tháng 1 năm 2023 – nay | |||||||
Quốc hội | Nhiệm kì | Phó Lãnh đạo Dân chủ | Lãnh đạo Dân chủ | Phe Đa số | Lãnh đạo Cộng hòa | Phó Lãnh đạo Cộng hoà | Tổng thống Hoa Kỳ |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Do chỉ có 12 thượng nghị sĩ Cộng hoà nên Đảng Cộng hoà không bầu Phó Lãnh đạo đảng
- ^ Từ ngày 23 tháng 11 năm 2002 đến ngày 3 tháng 1 năm 2003, trong Quốc hội thứ 107, đảng Dân chủ vẫn nắm quyền kiểm soát, mặc dù đảng Cộng hòa chiếm đa số do chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt của Jim Talent ở Missouri, vì trong thời gian này, không có phiên họp nào được tổ chức bởi Thượng viện.