Bước tới nội dung

Các cuộc thi nghệ thuật tại Thế vận hội Mùa hè 1936

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các cuộc thi nghệ thuật đã được tổ chức như một phần của Thế vận hội Mùa hè 1936 tại Berlin, Đức. Huy chương được trao ở 5 hạng mục (kiến trúc, văn học, âm nhạc, hội họa, và điêu khắc) cho những tác phẩm lấy cảm hứng từ các chủ đề liên quan tới thể thao.

Triển lãm nghệ thuật diễn ra ở hội trường của khu vực triển lãm Berlin từ ngày 15 tháng 7 tới ngày 16 tháng 8, và trưng bày 667 tác phẩm nghệ thuật đến từ 22 quốc gia. Cụ thể, cuộc thi văn học thu hút 40 tác phẩm của 12 nước, và cuộc thi âm nhạc có 33 nhạc phẩm từ 9 nước.[1]

Các cuộc thi nghệ thuật tại Thế vận hội 1936 cũng giống với các kỳ 1928 và 1932, khi huy chương được trao cho các tiểu hạng mục thuộc các hạng mục nêu trên.[2] Ban giám khảo đã không trao huy chương ở 3 tiểu hạng mục, và không có huy chương vàng nào ở 3 tiểu hạng mục tương tự khác.

Các cuộc thi nghệ thuật là một phần của chương trình Thế vận hội trong khoảng thời gian từ năm 1912 tới 1948.[3] Tại một cuộc họp của Ủy ban Olympic Quốc tế vào năm 1949, các bên nhất trí tổ chức các gian trưng bày thay vì các cuộc thi, với lý do sẽ là không hợp lý khi cho phép những nghệ sĩ chuyên nghiệp tham gia tranh tài nhưng chỉ cho các vận động viên nghiệp dư thi đấu tại các nội dung thể thao.[4] Từ 1952, một lễ hội văn hóa và nghệ thuật không mang tính cạnh tranh được lồng ghép vào mỗi kỳ Olympic.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Hạng mục Vàng Bạc Đồng
Thiết kế kiến trúc  Hermann Kutschera (AUT)
Sân vận động Trượt tuyết
 Werner March (GER)
Sân thể thao Reich
 Hermann StiegholzerHerbert Kastinger (AUT)
Trung tâm Thể thao tại Viên
Quy hoạch đô thị  Werner MarchWalter March (GER)
Sân thể thao Reich
 Charles Downing Lay (USA)
Công viên biển, Brooklyn
 Theo Nußbaum (GER)
Quy hoạch đô thị và Trung tâm Thể thao ở Köln

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]
Hạng mục Vàng Bạc Đồng
Thơ  Felix Dhünen (GER)
"Der Läufer"
 Bruno Fattori (ITA)
"Profili Azzurri"
 Hans Stoiber (AUT)
"Der Diskus"
Kịch không trao giải không trao giải không trao giải
Hùng ca  Urho Karhumäki (FIN)
"Avoveteen"
 Wilhelm Ehmer (GER)
"Um den Gipfel der Welt"
 Jan Parandowski (POL)
"Dysk Olimpijski"

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
Hạng mục Vàng Bạc Đồng
Đơn ca và hợp xướng  Paul Höffer (GER)
"Olympischer Schwur"
 Kurt Thomas (GER)
"Kantate zur Olympiade 1936"
 Harald Genzmer (GER)
"Der Läufer"
Soạn cho nhạc khí không trao giải không trao giải không trao giải
Soạn cho dàn nhạc  Werner Egk (GER)
"Olympische Festmusik"
 Lino Liviabella (ITA)
"Il vincitore"
 Jaroslav Křička (TCH)
"Horácká suita"

Hội họa

[sửa | sửa mã nguồn]
Hạng mục Vàng Bạc Đồng
Tranh màu (painting) không trao giải  Rudolf Eisenmenger (AUT)
"Läufer vor dem Ziel"
 Ryuji Fujita (JPN)
"アイスホッケー"[5]
Tranh vẽ (drawing)
và màu nước
không trao giải  Romano Dazzi (ITA)
"Quattro bozzetti per affreschi"
 Sujaku Suzuki (JPN)
"古典的競馬"[6]
Nghệ thuật đồ họa không trao giải không trao giải không trao giải
Đồ họa thương mại  Alex Diggelmann (SUI)
"Arosa I Placard"
 Alfred Hierl (GER)
"Internationales Avusrennen"
 Stanisław Ostoja-Chrostowski (POL)
"Dyplom Yacht Klubu"

Điêu khắc

[sửa | sửa mã nguồn]
Hạng mục Vàng Bạc Đồng
Đúc tượng  Farpi Vignoli (ITA)
"Il guidatore di sulki"
 Arno Breker (GER)
"Zehnkämpfer"
 Stig Blomberg (SWE)
"Brottande pojkar"
Phù điêu  Emil Sutor (GER)
"Hürdenläufer"
 Józef Klukowski (POL)
"Piłkarze"
không trao giải
Tạo hình huy chương không trao giải  Luciano Mercante (ITA)
"Medaglie"
 Josue Dupon (BEL)
"Equestrian Medals"

Bảng huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Đương thời, huy chương được trao cho các nghệ sĩ trên, nhưng sau đó các cuộc thi nghệ thuật đã không còn được IOC coi là sự kiện chính thức của Olympic; chúng cũng không xuất hiện trong hệ thống dữ liệu về huy chương [7] hay bảng huy chương Thế vận hội 1936 của IOC.[8]

HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1 Đức (GER)55212
2 Ý (ITA)1405
3 Áo (AUT)1124
4 Phần Lan (FIN)1001
 Thụy Sĩ (SUI)1001
6 Ba Lan (POL)0123
7 Hoa Kỳ (USA)0101
8 Nhật Bản (JPN)0022
9 Tiệp Khắc (TCH)0011
 Bỉ (BEL)0011
 Thụy Điển (SWE)0011
Tổng số (11 đơn vị)9121132

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Diem, Carl (1937). XIth Olympic Games, Berlin 1936 Official Report (PDF). Berlin: Wilhelm Limpert. tr. 1106–1123. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2008.
  2. ^ Wagner, Juergen. “Olympic Art Competition 1936 Berlin”. Olympic Games Museum. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ Kramer, Bernhard (tháng 5 năm 2004). “In Search of the Lost Champions of the Olympic Art Contests” (PDF). Journal of Olympic History. 12 (2): 29–34. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2008.
  4. ^ Bolanaki, A. (tháng 6 năm 1951). “Report on Art Exhibitions” (PDF). Bulletin du Comité International Olympique. Lausanne: International Olympic Committee (27): 34. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.
  5. ^ tiếng Anh: Ice Hockey; tiếng Việt: Khúc côn cầu trên băng
  6. ^ Hán-Việt: Cổ điển đích cạnh mã; tiếng Việt: Đua ngựa cổ điển
  7. ^ “Olympic Medal Winners”. International Olympic Committee. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.
  8. ^ “Berlin 1936 Medal Table”. International Olympic Committee. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.