Bishop
Bishop | |
---|---|
Loại | Pháo tự hành |
Nơi chế tạo | Anh Quốc |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1942 |
Sử dụng bởi | British Commonwealth |
Trận | Thế chiến II |
Lược sử chế tạo | |
Năm thiết kế | 1941 |
Nhà sản xuất | Công ty Birmingham Railway Carriage và Wagon |
Giai đoạn sản xuất | 1942-43 |
Số lượng chế tạo | 149 |
Thông số | |
Khối lượng | 17.5 tấn (38,580 lb) |
Chiều dài | 18 foot 6 inch (5,64 m) |
Chiều rộng | 9 foot 1 inch (2,77 m) |
Chiều cao | 10 foot (3,0 m) |
Kíp chiến đấu | 4 |
Góc nâng | -5° đến +15° |
Xoay ngang | 8° |
Phương tiện bọc thép | cấu trúc thân: 8-60 mm (.31 - 2.36 in) cấu trúc phần dưới: 13-51 mm (.51 - 2 in) |
Vũ khí chính | lựu pháo QF 25 pounder 32 viên đạn |
Vũ khí phụ | súng máy 0.303 inch Bren |
Động cơ | AEC A190(động cơ diesel) 131 hp (98 kW) |
Công suất/trọng lượng | 7.4 hp/tấn |
Hệ thống treo | coil sprung three-wheel bogies |
Tầm hoạt động | 145 km (90 mi) |
Tốc độ | 24 km/h (15 mph) |
Bishop là tên một loại pháo tự hành được thiết kế dựa trên khung tăng Valentine.Bishop được trang bị lựu pháo 25 Pounder, nhưng vì chi phí sản xuất quá đắt nên Bishop được sản xuất một số lượng không nhiều và nhanh chóng bị thay thế bởi các mẫu thiết kế tốt hơn.
Thiết kế và phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Vì mặt trận Bắc Phi yêu cầu binh lực huy động nhanh và phải tác chiến trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên bộ quốc phòng Anh đã yêu cầu thiết kế một mẫu pháo tự hành lắp pháo 25 pounder.Vào tháng 6/1941, việc phát triển được giao cho công ty Birmingham Railway Carriage and Wagon Company.Một mẫu thử nghiệm đầu tiên được hoàn thành vào tháng 8 và bộ quốc phòng Anh đã đặt hàng 100 chiếc vào tháng 11/1941.[1] Khẩu pháo tự hành này có tên kĩ thuật đầy đủ là Ordnance QF 25-pdr(gắn trên Valentine 25-pdr Mk 1) hoặc Bishop.
Bishop được thiết kế dựa trên khung tăng Valentine II, phần tháp pháo được thay thế bằng một cấu trúc có hình vuông với cửa thoát hiểm rộng ở sau.[1] Bên trong cấu trúc thân, một khẩu pháo 25 pounder được lắp vào.Khẩu pháo có thể nâng hết cỡ được 15 độ(với tầm bắn khoảng 6400 yard), độ hạ tối đa là 5 độ và quay tối đa được 8 độ.Khẩu súng máy hạng nhẹ Bren được lắp chung với pháo chính.Vào tháng 7/1942, 80 chiếc Bishop đã được xuất xưởng, thêm 20 chiếc nữa được sản xuất nhằm đạt đến con số ban đầu là 200 chiếc.Nhưng quy trình sản xuất đã bị bỏ dở nửa chừng để thay thế bằng PTH M7 105 mm SP.[1]
Lịch sử hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Bishop được thấy lần đầu tại chiến dịch El Alamein lần thứ 2 tại Bắc Phi và còn tiếp tục hoạt động đến tận chiến dịch giải phóng Ý.Vì tốc độ di chuyển và tác chiến khá chậm nên Bishop thường khó đến được các vị trí bắn phá mà phải hoạt động lẻ tẻ.Nhằm cải thiện độ thiếu cân bằng khi nâng pháo, kíp chiến đấu Bishop đã thêm nhiều cầu nâng lớn hơn-nhằm làm cho Bishop khỏi bị nghiêng sang một bên nào đó khiến cho tầm bắn của pháo bị mất hiệu quả.
Về sau, Bishop bị thay thế bởi M7 Priest (105 mm) và Sexton (25-pounder), số Bishop còn lại được dùng để hỗ trợ bộ binh với vai trò như lựu pháo.[2]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c The complete guide to tanks and armoured fighting vehicles, p 312, ISBN 978-1-84681-110-4
- ^ Armored Fighting Vehicles 1999, p. 114.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Chris Henry, Mike Fuller - The 25-pounder Field Gun 1939-72, Osprey Publishing 2002, ISBN 1-84176-350-0.
- Trewhitt, Philip (1999). Armored Fighting Vehicles. New York, NY: Amber Books. tr. 114. ISBN 0-7607-1260-3.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Battlefront
- World War II Vehicles
- Bishop at AFRIKAKORPS.Org Lưu trữ 2009-07-22 tại Wayback Machine
- Bishop Tri-Colors / Markings Lưu trữ 2009-07-22 tại Wayback Machine