Bước tới nội dung

Biển báo giao thông tại Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biển báo trên tuyến đường số 439 của tỉnh Aichi, nằm tại Toyooka, Shinshiro, Aichi.
Con đường với các biển báo giao thông
Đường cao tốc Meinikan của Nhật Bản

Nhật Bản, biển báo giao thông (道路標識 dōro-hyōshiki?) được chuẩn hóa theo "Lệnh về Biển báo Đường bộ, Vạch kẻ Đường và Ký hiệu Đường bộ (道路標識、区画線及び道路標示に関する命令?)", được ban hành vào năm 1968, bắt nguồn từ "Lệnh Chuẩn hóa Biển báo Đường bộ" của Sở Cảnh sát Tokyo năm 1934 và "Lệnh về Biển báo Đường bộ" của Bộ Nội vụ năm 1942.[1] Thiết kế biển báo hiện tại đã được sử dụng từ những năm 1986 sau một số lần sửa đổi lệnh.[2]

Chúng được chia thành "Biển báo chính" (本標識 hon-hyōshiki?) và "Biển báo phụ" (補助標識 hojo-hyōshiki?) hay "biển chỉ dẫn phụ".

Biển báo chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Biển báo chính (本標識 hon-hyōshiki?) được phân thành 4 loại: biển chỉ dẫn, biển cảnh báo, biển báo cấm và biển hiệu lệnh.

Biển chỉ dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Biển chỉ dẫn (案内標識 an'nai-hyōshiki?) cho biết hướng đi hoặc khoảng cách trên đường. Trên đường cao tốc, biển chỉ dẫn có nền xanh lá đậm và chữ màu trắng. Trong khu vực đô thị và trên đường quốc lộ, biển chỉ dẫn có nền xanh dương đậm. Các biển báo thường được viết bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Kể từ năm 2014, phông chữ Vialog đã được sử dụng cho phần chữ tiếng Anh và tên phiên âm của địa danh.[3]

Biển cảnh báo

[sửa | sửa mã nguồn]

Biển cảnh báo (警戒標識 keikai-hyōshiki?) được sử dụng để cảnh báo người điều khiển phương tiện về các mối nguy hiểm hoặc những tình huống cần chú ý. Thiết kế của biển báo này với biểu tượng và viền màu đen trên nền vàng hình thoi (thường mỗi cạnh dài 45 cm), dựa trên hệ thống biển báo giao thông MUTCD của Hoa Kỳ (do Nhật Bản là một trong những nước thuộc Khối Đồng minh không thuộc NATO của quốc gia này).[4]

Biển báo cấm

[sửa | sửa mã nguồn]

Biển hiệu lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Biển chỉ dẫn phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại biển báo khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống biển báo giao thông tiêu chuẩn đầu tiên xuất hiện vào năm 1922. Ban đầu, hai loại biển báo được đưa vào sử dụng là "Biển cảnh báo đường bộ" (tương đương với biển cảnh báo hiện nay) và "Biển chỉ dẫn đường bộ" (tương đương với biển chỉ dẫn hiện nay).[5] Biển cảnh báo thời kỳ đó có thiết kế khá giống với thiết kế biển báo giao thông của Anh Quốc được sử dụng tại Hồng Kông, điểm khác biệt duy nhất là chữ trắng trên nền đen.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 時崎賢二 1990, tr. 22.
  2. ^ dark-RX 2008, tr. 105.
  3. ^ “Fuenfwerken-Schrift in Japan | Fuenfwerken”. www.fuenfwerken.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ 時崎賢二 1979, tr. 24.
  5. ^ “道路標識の歴史(変遷) | KICTEC”. KICTEC | 交通インフラから公共空間まで多彩な快適環境保全創りに挑みます (bằng tiếng Nhật). 18 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]