Biến chất (địa chất)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Biến chất là sự tái kết tinh ở trạng thái rắn của một đá có trước do các biến đổi về các điều kiện vật lý và hóa học, cụ thể là nhiệt độ, áp suất và các dung dịch hoạt động hóa học. Các biến đổi về khoáng vật, hóa học và cấu trúc tinh thể có thể xảy ra trong quá trình này.
Có ba kiểu biến chất là Biến chất động lực, biến chất tiếp xúc và biến chất khu vực.
Các kiểu biến chất
[sửa | sửa mã nguồn]Các tướng biến chất
[sửa | sửa mã nguồn]Tướng biến chất là những tầng hay những khi vực có thể nhận dạng được bằng các khoáng vật đặc trưng được hình thành trong điều kiện cân bằng ở một nhiệt độ và áp suất nhất định trong quá trình biến chất. Các tướng biến chất được đặt tên theo tên đá biến chất được tạo thànnh. Các mối quan hệ của các tướng biến chất được Pentti Eskola miêu tả đầu tiên năm 1921.
Các tướng:
- nhiệt độ (T) thấp - áp suất thấp (P): Zeolit
- T trung bình - cao - P thấp: Prehnit-Pumpellyit
- T thấp - P cao: đá phiến lam
- T trung bình - cao - P trung bình: đá phiến lục - Amphibolit - Granulit
- T trung bình-cao - P cao: Eclogit
Cấp biến chất
[sửa | sửa mã nguồn]Trong chuỗi Barrovia (do George Barrow miêu tả trong các vùng biến chất ở Scotland), các cấp biến chất cũng được phân loại bởi sự tập hợp khoáng vật dựa trên sự hiện diện của các khoáng vật đặc trưng trong các đá nguồn gốc pelitic (sét, nhôm):
Cấp thấp ------------------- Trung bình --------------------- Cấp cao
- đá phiến lục ------------- Amphibolit ----------------------- Granulit
- Slate --- Phyllit ---- đá phiến --------- Gneiss -----------------------Migmatit(nóng chảy từng phần) >>>nóng chảy
- đới clorit
- đới biotit
- đới granat
- đới staurolit
- đới kyanit
- đới sillimanit
- đới kyanit
- đới staurolit
- đới granat
- đới biotit
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Eskola P. 1920. The mineral facies of rocks. Norsk. Geol. Tidsskr., 6, 143-194.
- Winter J.D., 2001. An introduction to Igneous and Metamorphic Petrology. Prentice-Hall Inc., 695 tr. ISBN 0-13-240342-0.