Bước tới nội dung

Bao quy đầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bao quy đầu
Bao quy đầu che một phần quy đầu
Chi tiết
Tiền thânGenital tubercle, urogenital folds
Động mạchDorsal artery of the penis
Tĩnh mạchDorsal veins of the penis
Dây thần kinhDorsal nerve of the penis
Định danh
LatinhPraeputium
MeSHD052816
TAA09.4.01.011
FMA19639
Thuật ngữ giải phẫu

Bao quy đầu là phần cơ trơn hai lớp, với mạch máu, neuron, da, và niêm mạc của dương vật bao bọc và bảo vệ quy đầu và niệu đạo. Nó cũng được mô tả như là prepuce, một thuật ngữ rộng hơn, chung cho con người, mà cũng bao gồm bộ phận tương đương - bao âm vật ở phụ nữ. Vùng da niêm mạc rất nhạy với kích thích được hình thành ở gần đầu của bao quy đầu. Bao quy đầu dễ kéo và giúp bôi trơn dương vật khi quan hệ tình dục.

Bao quy đầu của người lớn thường có thể thu vào trong thành hai lớp da che quy đầu. Khả năng che phủ của bao quy đầu đối với quy đầu khi bình thường và cương cứng khác nhau tùy thuộc vào chiều dài của lớp da này. Bao quy đầu dính vào quy đầu ở trẻ sơ sinh và thường không thể kéo ra dễ dàng khi trẻ mới sinh. Độ tuổi mà một cậu bé có thể kéo tuột lớp da quy đầu ra là khác nhau, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng 95% nam giới có thể tự lột da quy đầu trước khi trưởng thành.[1] Việc không lột được bao quy đầu không nên coi là bệnh trừ khi có thêm các triệu chứng khác.[2]

Tổ chức Y tế Thế giới tranh luận về các chức năng chính xác của bao quy đầu, bao gồm "việc giữ cho mặt trong dương vật ẩm ướt, bảo vệ dương vật phát triển an toàn trong tử cung, tăng cường khoái cảm tình dục với sự hiện diện của các thụ thể thần kinh".[3]

Bao quy đầu có thể trở thành đối tượng của một số bệnh lý.[4] Hầu hết các bệnh lý này đều rất hiếm và dễ điều trị. Trong một số trường hợp, đặc biệt với chứng mãn tính, có thể áp dụng cắt bao quy đầu, một thủ thuật trong đó bao quy đầu bị cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Øster J. Further fate of the foreskin: Incidence of preputial adhesions, phimosis, and smegma among Danish schoolboys. Arch Dis Child. April 1968;43(228):200–202. doi:10.1136/adc.43.228.200. PMID 5689532.
  2. ^ “Phimosis (tight foreskin)”. NHS Choices. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ “Male circumcision: Global trends and determinants of prevalence, safety and acceptability” (PDF). World Health Organization. 2007.
  4. ^ Manu Shah (tháng 1 năm 2008). The Male Genitalia: A Clinician's Guide to Skin Problems and Sexually Transmitted Infections. Radcliffe Publishing. tr. 37–. ISBN 978-1-84619-040-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]