Bước tới nội dung

Ba Tơ

14°44′54″B 108°44′13″Đ / 14,74833°B 108,73694°Đ / 14.74833; 108.73694
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ba Tơ
Huyện
Huyện Ba Tơ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhQuảng Ngãi
Huyện lỵthị trấn Ba Tơ
Phân chia hành chính1 thị trấn, 18
Địa lý
Tọa độ: 14°44′54″B 108°44′13″Đ / 14,74833°B 108,73694°Đ / 14.74833; 108.73694
MapBản đồ huyện Ba Tơ
Ba Tơ trên bản đồ Việt Nam
Ba Tơ
Ba Tơ
Vị trí huyện Ba Tơ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1.136,7 km²
Dân số
Tổng cộng60.280 người
Mật độ44 người/km²
Dân tộcKinh, H're...
Khác
Mã hành chính535[1]
Biển số xe76-K1 76-AK
Websitebato.quangngai.gov.vn

Ba Tơ là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Ba Tơ nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí địa lý:

Diện tích tự nhiên của huyện là 113.669,52 ha, lớn nhất trong các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi và chiếm hơn 1/5 diện tích toàn tỉnh. Dân số của huyện năm 2008 là 49.766 người[2], chủ yếu gồm các dân tộc: KinhH're.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Ba Tơ có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 18 xã:


Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, huyện Ba Tơ thuộc tỉnh Nghĩa Bình, gồm 14 xã: Ba Bích, Ba Dung, Ba Trung, Ba Điền, Ba Dinh, Ba Đình, Ba Động, Ba Lế, Ba Nam, Ba Ngạc, Ba Tiêu, Ba Trang, Ba Vinh, Ba Xa.

Ngày 12 tháng 3 năm 1987[3]:

  • Thành lập thị trấn Ba Đình (thị trấn huyện lỵ huyện Ba Tơ) trên cơ sở sáp nhập các thôn Đá Bàng, Tài Năng (xã Ba Đình); thôn Vã Nhăn, Con Dung (xã Ba Dung) và thôn Tài Năng 1, Tài Năng 2 (xã Ba Trung)
  • Giải thể xã Ba Đình, sáp nhập thôn Dốc Mốc vào xã Ba Trung và thôn Đồng Dinh vào xã Ba Dinh
  • Đổi tên xã Ba Trung thành xã Ba Cung
  • Đổi tên xã Ba Dung thành xã Ba Chùa.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập từ tỉnh Nghĩa Bình, huyện Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi.[4]

Ngày 26 tháng 12 năm 1990[5]:

  • Đổi tên thị trấn Ba Đình thành thị trấn Ba Tơ
  • Chia xã Ba Tiêu thành 2 xã: Ba Tiêu và xã Ba Vì.

Ngày 1 tháng 8 năm 1993[6]:

  • Thành lập xã Ba Liên trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Ba Động, Ba Cung;
  • Thành lập xã Ba Thành trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Ba Động, Ba Vinh
  • Thành lập xã Ba Tô trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Ba Dinh, Ba Tiêu, Ba Vì, Ba Nam.

Ngày 23 tháng 6 năm 1999, thành lập xã Ba Khâm trên cơ sở 5.150 ha diện tích tự nhiên và 1.247 nhân khẩu của xã Ba Trang.[7]

Ngày 10 tháng 3 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2003/NĐ-CP.[8] Theo đó, điều chỉnh 1.019 ha diện tích tự nhiên của xã Phổ Phong thuộc huyện Đức Phổ về xã Ba Liên thuộc huyện Ba Tơ quản lý.

Sau khi điều chỉnh, xã Ba Liên thuộc có 4.112 ha diện tích tự nhiên và 935 người. Huyện Ba Tơ có 113.254 ha diện tích tự nhiên và 46.449 người.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, thành lập xã Ba Giang trên cơ sở điều chỉnh 5.419,82 ha diện tích tự nhiên và 1.521 nhân khẩu của xã Ba Dinh.[9]

Ngày 1 tháng 2 năm 2020, giải thể xã Ba Chùa, địa bàn sáp nhập vào thị trấn Ba Tơ và xã Ba Dinh.[10]

Huyện Ba Tơ có 1 thị trấn và 18 xã như hiện nay.

Cơ cấu kinh tế huyện Ba Tơ được xác định gồm: nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Năm 2004, nông, lâm nghiệp chiếm 71,9%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 13,3%, thương mại - dịch vụ chiếm 14,8%; tổng giá trị sản xuất năm 2004 là 159 tỷ đồng. Năm 2005, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp 125,700 tỷ đồng, trong khi giá trị sản xuất công nghiệp là 16,161 tỷ đồng.

Huyện nổi tiếng về đội du kích Ba Tơ và cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Di tích cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng. Bảo tàng Ba Tơ trưng bày những hiện vật liên quan đến cuộc khởi nghĩa. Huyện còn có làng dệt thổ cẩm nổi tiếng (làng Teng). Từ đây có quốc lộ 24A đi Tây Nguyên, LàoCampuchia.

Ba Trang là nơi bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh.

Hồ Núi Ngang là công viên giải trí của địa phương, là nơi đăng cai lễ hội đua thuyền truyền thống tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2006.

Tên của huyện được đặt cho một cây cầu, một con đường và một khu dân cư tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Nghị định 10/NĐ-CP ngày ngày 23 tháng 12 năm 2008[liên kết hỏng]
  3. ^ Quyết định 52-HĐBT chia một số xã và thành lập một số thị trấn của các huyện Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức, Phù Cát, Sơn Tịnh, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình
  4. ^ Nghị quyết phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên
  5. ^ Quyết định số 659-TCCP đổi tên và điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
  6. ^ Nghị định 32-CP thành lập một số xã thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
  7. ^ Nghị định 39/1999/NĐ-CP thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Sơn Tây, Đức Phổ, Ba Tơ và Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
  8. ^ https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/bat-dong-san/Nghi-dinh-20-2003-ND-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-giua-xa-Ba-Lien-huyen-Ba-To-Pho-Phong-Duc-Pho-tinh-Quang-Ngai-6906.aspx
  9. ^ Nghị định 10/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thuộc huyện Ba Tơ, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
  10. ^ “Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]