Bước tới nội dung

Bộ ba B

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Bộ ba B" (tên tiếng Anh là Three Bs) là cụm từ để chỉ sự viết tắt chữ cái đầu tên họ của 3 nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach, Ludwig van BeethovenJohanes Brahms (trước đó là Hector Berlioz).[1] Thuật ngữ này bắt nguồn từ cách diễn đạt do Peter Cornelius đề ra vào năm 1854, trong đó ông cho rằng Hector Berlioz mới là người thứ ba đạt được những đỉnh cao về âm nhạc mà Johann Sebastian BachLudwig van Beethoven đã có. Cuối thế kỷ 19, nhạc trưởng Hans von Bülow đã thay thế Berlioz bằng Johannes Brahms. Cụm từ này thường được sử dụng trong các cuộc thảo luận về âm nhạc cổ điển để chỉ ưu thế được cho là của Bach, Beethoven và Brahms trong lĩnh vực âm nhạc.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một bài báo trên Berliner Allgemeine Musikalische Zeitung, Cornelius đã giới thiệu Berlioz là người thứ ba trong bộ ba B. Sau đó ông kết thúc bài viết của mình với lời khẩu hiệu hô vang, "Bach, Beethoven, Berlioz!"[2] Nhiều thập kỷ sau, Bülow nghĩ ra một cách chơi chữ khác cho một người bạn: "Mein musikalisches Glaubensbekenntniss steht in Es dur, mit drei B-en in der Vorzeichnung: Bach, Beethoven, und Brahms!" (tạm dịch: "Tín ngưỡng âm nhạc của tôi nằm trong điệu tính của Mi giáng trưởng và chứa ba chữ B [nốt giáng] trong hoá biểu của nó: Bach, Beethoven và Brahms!").[a][3][1] Bülow đã bị thu hút bởi ý tưởng về thể loại Ba ngôi của âm nhạc cổ điển trong một vài năm, như ông từng viết vào những năm 1880: "Tôi tin vào Bach, Cha, Beethoven, Con và Brahms, Thánh Linh của âm nhạc".[3] Ông còn so sánh Beethoven và Brahms bằng cách coi bản giao hưởng đầu tiên của Brahms sau này là bản giao hưởng thứ mười của Beethoven. Năm 1838, Niccolò Paganini đã xác định Berlioz là người kế vị xứng đáng của Beethoven. Quả thực, hai năm trước bài báo của Cornelius, Hans von Bülow đã tự gọi Berlioz là "người kế vị nghiễm nhiên và năng nổ nhất của Beethoven".[4] David Matthews đề nghị rằng nếu có một "B thứ tư" được thêm vào sự kế thừa này, thì đó có thể là Benjamin Britten.[5]

Trong văn hoá đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong bộ truyện tranh Peanuts (xuất bản ngày 22 tháng 2 năm 1952), khi nhân vật Schroeder đang soạn nhạc trên đàn piano, Charlie Brown nói "Bạn đã nghe nói về Bach, Brahms và Beethoven phải không? Từ bây giờ sẽ là Schubert, Schumann, và Schroeder."[6]
  • Một buổi hoà nhạc tại Việt Nam vào ngày 25 tháng 4 năm 2021 đã lấy tiêu đề là "The Great German Three B’s", trong đó chương trình biểu diễn các tác phẩm của Beethoven, Brahms và Max Bruch thay cho Bach.[7]
  1. ^ B trong tiếng Đức là viết tắt của nốt si giáng cũng như dấu giáng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn sách

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Barzun, Jacques (1969). Hector Berlioz and the Romantic Century. II. New York: Columbia University Press.
  • Comini, Alessandra (2008). The Changing Image of Beethoven. Santa Fe: Sunstone Press.
  • Jacobson, Julius H. (2003). The classical music experience: hear & discover from the world's greatest composers online. Sourcebooks MediaFusion. ISBN 9781402211980. OCLC 1001875400.
  • Matthews, David (2013) [2003]. Britten . London: Haus Publishing. ISBN 978-1-908323-38-5.
  • Robinson-Greene, Rachel (2016). “Rhapsody on a Theme by Schroeder”. Trong Richard Greene; Rachel Robinson-Greene (biên tập). Peanuts and Philosophy: You're a Wise Man, Charlie Brown!. Open Court. ISBN 9780812699531.
  • Slonimsky, Nicolas (1998). Slonimsky's Book of Musical Anecdotes. New York: Schirmer.

Nguồn báo điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]