Bước tới nội dung

Bộ Mồ hôi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Mồ hôi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Boraginales
Juss. ex Bercht. & J.Presl, 1820[1]
Các họ
Xem văn bản.

Boraginales là một tên gọi phân loại hợp lệ ở cấp bộ cho một nhóm loài thực vật có hoa. Khi được công nhận, nó bao gồm Boraginaceae và một vài họ có quan hệ họ hàng gần trong nhánh Cúc (asterids).

Boraginales không được công nhận trong 2 hệ thống phân loại thực vật chính là hệ thống Cronquisthệ thống APG III, nhưng được công nhận trong một số bài viết khoa học.[2] Định nghĩa và giới hạn của Boraginales về cơ bản là trùng với định nghĩa và giới hạn của Boraginaceae sensu APG. Hệ thống APG III công nhận nghĩa rộng của Boraginaceae, bao gồm trong nó các họ theo truyền thống được công nhận như HydrophyllaceaeLennoaceae dựa theo các nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây với kết quả cho thấy Boraginaceae, như định nghĩa truyền thống, là cận ngành với 2 họ này. APG III xếp Boraginaceae trong nhánh Euasterids I (nhánh lamiid) nhưng ở vị trí không chắc chắn (incertae sedis); mối quan hệ chính xác của nó với các họ khác trong nhóm Euasterids I là không rõ ràng. Trong một nghiên cứu phát sinh chủng loài với việc lập trình tự DNA của các gen chọn lọc thì Boraginales có mối quan hệ chị em với Lamiales sensu APG, nhưng kết quả này chỉ có 65% hợp lý cực đại hỗ trợ tự khởi động,[3] trong khi các nghiên cứu khác lại dung giải nó như là chị em với Solanales,[2] Gentianales,[4] hoặc Solanales +  Gentianales, [5] tuy nhiên tất cả đều chỉ với độ hỗ trợ từ thấp tới trung bình.

Trong hệ thống APG IV năm 2016 thì Boraginales là một bộ chỉ chứa một họ Boraginaceae, bao gồm trong nó cả họ Codonaceae.[6]

Trong hệ thống Cronquist thì Boraginaceae (gồm cả Cordiaceae, EhretiaceaeHeliotropiaceae) cùng Lennoaceae được đặt trong Lamiales, còn Hydrophyllaceae thì trong Solanales.

Trong một số bài viết khoa học gần đây thì Boraginaceae sensu APG được công nhận như là bộ Boraginales và nó được chia ra thành vài họ: Boraginaceae s.s., Cordiaceae, Ehretiaceae, Heliotropiaceae và Hydrophyllaceae. Một số tác giả còn đi xa hơn nữa khi định nghĩa Boraginaceae sensu strictissimo bằng cách công nhận họ CodonaceaeWellstediaceae như là các họ đơn chi tách ra từ Boraginaceae sensu stricto. [1][7] Boraginaceae rất khó nêu đặc trưng hình thái nếu như gộp cả các chi CodonWellstedia.[8] Codon trong một thời gian dài được coi như là thành viên bất thường của Hydrophyllaceae, nhưng năm 1998, một nghiên cứu phát sinh chủng loài cho thấy nó có quan hệ gần với Boraginaceae hơn.[9]

Các chi toàn ký sinh không diệp lục như LennoaPholisma có thể coi như là một họ riêng biệt là Lennoaceae, [1] hoặc được coi như một phần của họ Ehretiaceae.[10] Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Hydrophyllaceae là cận ngành nếu tông Nameae (gồm Nama, Eriodictyon, TurriculaWigandia) được gộp vào trong nó.[3] Năm 2016, Molinari đã tách Nameae ra thành họ riêng, gọi là Namaceae. [11][1]

Việc đưa chi Hoplestigma vào Boraginales đôi khi bị nghi ngờ cho tới khi nó được xác nhận mạnh mẽ trong một nghiên cứu mô tả nhánh năm 2014.[2] Hoplestigma có quan hệ chị em với Cordiaceae (gồm cả Coldenia). Năm 2016, Luebert et al. đã tách Coldenia ra thành họ riêng, gọi là Coldeniaceae.[1]

Hydrolea từng được cho là thuộc về Hydrophyllaceae trong hơn một thế kỷ sau khi nó được Asa Gray đặt vào đó năm 1862, nhưng hiện nay người ta biết rằng nó thuộc về bộ Solanales và cụ thể là có quan hệ chị-em với Sphenoclea.[3]

Pteleocarpa trong một thời gian dài được coi là dị thường, và thông thường thì người ta đặt nó trong Boraginales, nhưng với nghi vấn đáng kể. Chứng cứ phân tử hỗ trợ mạnh cho việc nó có quan hệ chị-em với Gelsemiaceae,[3] và họ này đã được mở rộng để bao gồm cả nó.[12]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài của bộ Mồ hôi với các bộ khác trong nhánh Cúc như sau:

Asterids

Cornales

Ericales

Gentianidae 
Lamiidae 

Oncothecaceae

Metteniusaceae

Icacinaceae

Garryales

Boraginales

Vahliaceae

Gentianales

Solanales

Lamiales

Campanulidae 

Aquifoliales

Asterales

Escalloniales

Bruniales

Apiales

Paracryphiales

Dipsacales

Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Boraginales như sau:[1]

Boraginales

Codonaceae

Wellstediaceae

Boraginaceae sensu strictissimo

Hydrophyllaceae

Namaceae

Heliotropiaceae

Lennoaceae

Ehretiaceae

Coldeniaceae

Hoplestigmataceae

Cordiaceae

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Boraginales Working Group (2016). “Familial classification of the Boraginales”. Taxon. 65 (3): 502–522. doi:10.12705/653.5. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c Maximilian Weigend, Federico Luebert, Marc Gottschling, Thomas L.P. Couvreur, Hartmut H. Hilger and James S. Miller. 2014. "From capsules to nutlets — phylogenetic relationships in the Boraginales". Cladistics 30(5):508-518. doi:10.1111/cla.12061.
  3. ^ a b c d Refulio-Rodriguez, Nancy F.; Olmstead, Richard G. (2014). “Phylogeny of Lamiidae”. American Journal of Botany. 101 (2): 287–299. doi:10.3732/ajb.1300394.
  4. ^ Stull G. W., Duno de Stefano R. D., Soltis D. E. & Soltis P. S. 2015. Resolving basal lamiid phylogeny and the circumscription of Icacin aceae with a plastome-scale dataset. Amer. J. Bot. 102(11): 1794–1813. doi:10.3732/ajb.1500298
  5. ^ Moore M. J., Soltis P. S., Bell C. D., Burleigh J. G. & Soltis D. E. 2010. Phylogenetic analysis of 83 plastid genes further resolves the early diversification of Eudicots. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 107(10): 4623–4628. doi:10.1073/pnas.0907801107
  6. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”. Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385.
  7. ^ Peter F. Stevens (2001 onwards). "Boraginaceae" tại website của Angiosperm Phylogeny Group. Tại website của Vườn thực vật Missouri. (xem Liên kết ngoài dưới đây)
  8. ^ James I. Cohen. 2014. "A phylogenetic analysis of morphological and molecular characters of Boraginaceae: evolutionary relationships, taxonomy, and patterns of character evolution". Cladistics 30(2):139-169. doi:10.1111/cla.12036
  9. ^ Diane M. Ferguson. 1998. "Phylogenetic Analysis and Relationships in Hydrophyllaceae Based on ndhF Sequence Data". Systematic Botany 23(3):253-268. doi:10.2307/2419504
  10. ^ Marc Gottschling, Federico Luebert, Hartmut H. Hilger, and James S. Miller. 2014. "Molecular delimitations in the Ehretiaceae (Boraginales)". Molecular Phylogenetics and Evolution 72:1-6. doi:10.1016/j.ympev.2013.12.005
  11. ^ Molinari-Novoa, E. A. 2016. Two new lamiid families for the Americas. Weberbauerella 1(7): 1–4.
  12. ^ Lena Struwe, Valerie L. Soza, Sugumaran Manickam, and Richard G. Olmstead. 2014. "Gelsemiaceae (Gentianales) expanded to include the enigmatic Asian genus Pteleocarpa". Botanical Journal of the Linnean Society 175(4):482–496. doi:10.1111/boj.12182.
  • Diane N., H. Förther và H. H. Hilger. 2002. A systematic analysis of Heliotropium, Tournefortia, and allied taxa of the Heliotropiaceae (Boraginales) based on ITS1 sequences and morphological data. American Journal of Botany 89: 287-295 (tóm tắt trực tuyến tại đây Lưu trữ 2010-06-26 tại Wayback Machine).
  • Gottschling M., H. H. Hilger, M. Wolf, N. Diane. 2001. Secondary Structure of the ITS1 Transcript and its Application in a Reconstruction of the Phylogeny of Boraginales. Plant Biology (Stuttgart) 3: 629-636 (tóm tắt trực tuyến tại đây Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]