Bốn cái ngu
Bốn cái ngu (hay tứ ngu) là một quan niệm dân gian Việt Nam về những nghề nghiệp hay việc không nên làm.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Ca dao Việt Nam đã đúc kết:[1]
“ | Ở đời có bốn cái ngu
Làm mai, nhận nợ, gác cu, cầm chầu |
” |
Trong đó, "làm mai" là nghề mai mối, kết nối nam nữ tiến đến hôn nhân; "nhận nợ" là việc đứng tên mình để vay nợ cho người khác; "gác cu" là dùng đồ nghề để đi nhử cu trong lùm bụi; "cầm chầu" là việc đánh trống để khen chê đào kép trong đêm hát bội.[1]
Làm mai
[sửa | sửa mã nguồn]Làm mai được coi là cái ngu lớn nhất trong bốn cái ngu.[1]
Nhận nợ
[sửa | sửa mã nguồn]Nhận nợ đôi khi được coi là một hành động tốt giữa những người bạn, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ.[2]
Gác cu
[sửa | sửa mã nguồn]Gác cu có thể là hoạt động canh gác để chim cu không ăn lúa trên đồng (nguy hiểm do địa hình),[cần dẫn nguồn] cũng có thể là hoạt động nuôi chim cu làm kiểng (tốn tiền bạc, thời gian, công sức),[cần dẫn nguồn] hoặc hoạt động len lỏi trong các bụi rậm chờ cu dính nhựa hoặc mắc bẫy.[3]
Cầm chầu
[sửa | sửa mã nguồn]Cầm chầu là một thú chơi tốn tiền.[1]
Hiện đại
[sửa | sửa mã nguồn]Tác giả Vương Hồng Sển cho rằng ở thời hiện đại, còn có nhiều việc "ngu hơn" bốn việc kể trên.[4]
Đặc điểm văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Sư xuất hiện của con số 4 là một đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam.[5]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Vũ Đức Sao Biển (13 tháng 11 năm 2016). “Ở đời có bốn cái ngu:Bàn chuyện cái ngu lớn nhất”. Thanh niên. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
- ^ Thích Đạt Ma Phổ Giác, tr. 54-55
- ^ Toan Ánh (2011), tr. 12
- ^ Vương Hồng Sển (1968), tr. 22, phần "Ở đời có bốn cái ngu"
- ^ Nguyễn Xuân Kính (2004), tr. 206
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Nguyễn Xuân Kính, 2004, Thi pháp ca dao, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
- Thích Đạt Ma Phổ Giác, Phải trái cuộc đời, Nhà xuất bản Phương Đông
- Toan Ánh, 2011, Các thú tiêu khiển Việt Nam - Thú vui tao nhã, Nhà xuất bản Trẻ
- Vương Hồng Sển, 1968, Hồi ký 50 năm mê hát, 50 năm cải lương, Nhà xuất bản Trẻ
- Đại Nghĩa, 2007, Địa chí Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- "Gác cu" có nghĩa là gì? tại Vietnamesecommunity Wordpress
- Bốn cái ngu - Truyện ngắn Sơn Nam