Bắc Trực Lệ
Bắc Trực Lệ (phồn thể: 北直隸; giản thể: 北直隶; Wade–Giles: Pei Chih-li) là một khu vực hành chính tại Trung Hoa dưới thời nhà Minh. Ban đầu khu vực này được gọi là Bắc Bình do tam ty gồm Bắc Bình đẳng xứ thừa tuyên bố chính sứ ty, Bắc Bình đề hình án sát sứ ty và Bắc Bình đô chỉ huy sứ ty quản lý, đến năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) thì đổi tên thành Bắc Trực Lệ, phế bỏ bộ máy tam ty, lập 8 phủ và 2 trực lệ châu do triều đình trực tiếp quản lý, địa vị ngang hàng với Nam Trực Lệ. Năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421), triều đình dời đô về Yên Kinh, lúc này Nam - Bắc Trực Lệ cùng với 13 tỉnh hình thành cơ cấu hành chính "Lưỡng kinh thập tam tỉnh" của nhà Minh. Phạm vi của khu vực Bắc Trực Lệ tương ứng với Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc ngày nay.
Vị trí
[sửa | sửa mã nguồn]Bắc Trực Lệ nằm tại khu vực bình nguyên Hoa Bắc, phạm vi ngày nay thuộc tỉnh Hà Bắc và hai thành phố Bắc Kinh và Thiên Tân. Phía Đông giáp biển Bội Hải, phía Bắc giáp khu vực Nội Mông ngày nay và Liêu Đông Đô chỉ huy sứ ty (nay là tỉnh Liêu Ninh), phía Tây giáp tỉnh Sơn Tây, phía Nam giáp hai tỉnh Sơn Đông và Hà Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới thời nhà Nguyên khu vực này được gọi là Phúc Lý (腹里) do Trung Thư Tỉnh trực tiếp quản lý. Đến Hồng Vũ nguyên niên (1368), triều đình nhà Minh trên cơ sở khu vực phúc lý thiết lập các 8 phủ gồm Bắc Bình, Bảo Định, Hà Gian, Chân Định, Thuận Đức, Quảng Bình, Đại Danh và Vĩnh Bình được nhập vào Sơn Đông Hành Trung thư tỉnh và Hà Nam Hành Trung thư tỉnh, trong đó 2 phủ Bắc Bình và Vĩnh Bình được nhập vào Sơn Đông, còn lại 6 phủ Bảo Định, Hà Gian, Chân Định, Thuận Đức, Quảng Bình và Đại Danh được nhập vào Hà Nam.
Năm Hồng Vũ thứ 2 (1369), triều đình thiết lập Bắc Bình Hành trung thư tỉnh, đến năm Hồng Vũ thứ 9 (1376) thì thiết lập Bắc Bình Thừa tuyên Bố chính sứ ty.
Kiến Văn nguyên niên (1399), Yên Vương Chu Lệ tạo phản đánh chiếm Bắc Bình Thừa tuyên Bố chính sứ ty, Minh Huệ Đế thiết lập Bình Yên Thừa tuyên bố chính sứ ty gồm 6 phủ Chân Định, Bảo Định, Hà Gian, Thuận Đức, Quảng Bình và Đại Danh, trụ sở đặt tại Chân Định nhằm khống chế lực lượng của Yên Vương.
Vĩnh Lạc nguyên niên (1403), Yên Vương chiếm được Ứng Thiên phủ thiết lập triều đình mới, Bắc Kinh Hành tại được thiết lập quản lý Bắc Bình bố chính sứ ty. Cũng trong năm đó triều đình đổi tên Bắc Bình phủ thành Thuận Thiên phủ. Năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421), triều đình dời đô về Bắc Kinh, phế bỏ Bắc Kinh Hành tại, tất cả phủ, châu đều do Lục Bộ trực tiếp quản lý, chính thức thiết lập Bắc Trực Lệ.
Hồng Hy nguyên niên (1425), triều đình chuẩn bị dời đô về lại Nam Kinh, Bắc Trực Lệ lấy lại tên cũ là Bắc Kinh Hành tại. Tuy nhiên do Minh Nhân Tông mất đột ngột nên kế hoạch bị hoãn, đến năm Chính Thống thứ 6 (1441), triều đình một lần nữa xác định Bắc Kinh làm kinh sư, Bắc Kinh Hành tại lấy lại danh xưng Bắc Trực Lệ, cùng với Nam Trực Lệ duy trì hình thái "lưỡng kinh thập tam tỉnh" đến khi nhà Minh sụp đổ.
Các phủ, châu trực thuộc
[sửa | sửa mã nguồn]Thời nhà Nguyên là Đại Đô lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368), nhà Minh bắc phạt chiếm được Đại Đô đã thiết lập Bắc Bình phủ do Sơn Đông Hành tỉnh quản lý, đến năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) thì do Bắc Bình Hành tỉnh quản lý. Vĩnh Lạc nguyên niên (1403), Bắc Bình phủ được chọn làm Bắc Kinh, triều đình do đó đổi Bắc Bình tỉnh thành Hành tại, Bắc Bình phủ thành Thuận Thiên phủ. Đến năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421), triều đình dời đô, Bắc Kinh trở thành kinh sư mới. Hồng Hy nguyên niên (1425), triều đình đổi lại thành Bắc Kinh Hành tại, đến Chính Thống năm thứ 6 (1441) thì khôi phục vị trí kinh sư. Thủ phủ đặt tại hai huyện Đại Hưng và Uyển Bình.
Thuận Thiên phủ quản lý tất cả 5 châu và 22 huyện, cụ thể gồm các châu Thông (quản lý các huyện Tam hà, Vũ Thanh, Khuếch và Bảo Trì), Bá (quản lý các huyện Văn An, Đại Thành, Bảo Định), Trác (quản lý huyện Phòng Sơn), Xương Bình (quản lý các huyện Mật Vân, Thuận Nghĩa, Hoài Nhu) và Kế (quản lý các huyện Ngọc Điền, Phong Nhuận, Tuân Hóa, Bình Cốc); các huyện Đại Hưng, Uyển Bình, Lương Hương, Cố An, Vĩnh Thanh, Đông An, Hương An.
Thời nhà Nguyên là Bảo Định lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368), triều đình thiết lập Bảo Định phủ thuộc Hà Nam Hành tỉnh, năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) thuộc về Bắc Bình Hành tỉnh. Thủ phủ đặt tại huyện Thanh Uyển.
Quản lý các châu Kỳ (quản lý các huyện Thâm Trạch, Thúc Lộc), An (quản lý các huyện Cao Dương, Tân An), Dịch (quản lý huyện Lai Thủy); các huyện Thanh Uyển, Mãn Thành, An Túc, Định Hưng, Tân Thành, Hùng, Dung Thành, Đường, Khánh Đô, Bác Dã, Lễ, Hoàn, Toại.
Thời nhà Nguyên là Hà Gian lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368), triều đình thiết lập Hà Gian phủ thuộc Hà Nam Hành tỉnh, năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) thuộc về Bắc Bình Hành tỉnh. Thủ phủ đặt tại huyện Hà Gian.
Quản lý các châu Cảnh (quản lý các huyện Ngô Kiều, Đông Quang), Thương (quản lý các huyện Nam Bì, Diêm Sơn, Khánh Vân); các huyện Hà Gian, Hiến, Phụ Thành, Túc Ninh, Nhâm Khâu, Giao Hà, Thanh, Hưng Tể, Tĩnh Hải, Ninh Tân.
Thời nhà Nguyên là Chân Định lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368), triều đình thiết lập Chân Định phủ thuộc Hà Nam Hành tỉnh, năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) thuộc về Bắc Bình Hành tỉnh.
Quản lý các châu Định (quản lý các huyện Tân Nhạc, Khúc Dương), Ký (quản lý các huyện Nam Cung, Tân Hà, Tảo Cường, Vũ Ấp), Tấn (quản lý các huyện An Bình, Nhiêu Dương, Vũ Cường), Triệu (quản lý các huyện Bách Hương, Long Bình, Cao Ấp, Lâm Thành, Tán Hoàng, Ninh Tấn), Thâm (quản lý huyện Hành Thủy); các huyện Chân Định, Tỉnh Hình, Hoạch Lộc, Nguyên Thị, Linh Thọ, Cảo Thành, Loan Thành, Vô Cực, Bình Sơn, Phụ Bình, Hành Đường.
Thuận Đức phủ
[sửa | sửa mã nguồn]Thời nhà Nguyên là Thuận Đức lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368), triều đình thiết lập Thuận Đức phủ thuộc Hà Nam Hành tỉnh, năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) thuộc về Bắc Bình Hành tỉnh.
Quản lý các huyện Hình Thai, Sa Hà, Nam Hòa, Nhâm, Nội Khâu, Bình Hương, Cự Lộc, Quảng Tông, Đường Sơn.
Thời nhà Nguyên là Quảng Bình lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368), triều đình thiết lập Quảng Bình phủ thuộc Hà Nam Hành tỉnh, năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) thuộc về Bắc Bình Hành tỉnh.
Quản lý các huyện Vĩnh Niên, Khúc Chu, Phì Hương, Kê Trạch, Quảng Bình, Thành An, Uy, Hàm Đan, Thanh Hà.
Thời nhà Nguyên là Đại Danh lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368), triều đình thiết lập Đại Danh phủ thuộc Hà Nam Hành tỉnh, năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) thuộc về Bắc Bình Hành tỉnh.
Quản lý châu Khai (quản lý các huyện Trường Viên, Đông Minh) và các huyện Nguyên Thành, Đại Danh, Ngụy, Nam Nhạc, Thanh Phong, Nội Hoàng, Tuấn, Hoạt, Đông Minh.
Thời nhà Nguyên là Vĩnh Bình lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368) thuộc về Sơn Đông Hành tỉnh. Năm Hồng Vũ thứ 2 (1369) thiết lập Bình Loan phủ thuộc về Bắc Bình Hành tỉnh. Hồng Vũ năm thứ 4 (1371) đổi tên thành Vĩnh Bình phủ.
Quản lý châu Loan (quản lý huyện Nhạc Đình) và các huyện Lô Long, Thiên An, Phủ Ninh, Xương Lê.
Thời nhà Nguyên là Long Khánh châu thuộc Đại Đô lộ. Hồng Vũ nguyên niên (1368), triều đình đặt Vĩnh Bình lộ, năm Hồng Vũ thứ 3 (1370) nhập vào Bắc Bình phủ. Vĩnh Lạc năm thứ 12 (1414), thiết lập Long Khánh trực lệ châu do Lục bộ quản lý. Long Khánh nguyên niên (1567), đổi tên Long Khánh thành Diên Khánh.
Quản lý huyện Vĩnh Ninh.
Bảo An trực lệ châu
[sửa | sửa mã nguồn]Thời nhà Nguyên là Thuận Ninh phủ thuộc Thượng Đô lộ. Hồng Vũ năm thứ 4 (1371), triều đình phế bỏ Thuận Ninh phủ. Đến năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1415) thiết lập Bảo An trực lệ châu.