Bước tới nội dung

Bầu cử tổng thống Tunisia 2014

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bầu cử tổng thống Tunisia 2014

← 2011 23 tháng 11 năm 2014 (vòng đầu)
21 tháng 12 năm 2014 (vòng hai)
2019 →
Đăng ký5.285.625
Số người đi bầu63,18% (vòng đầu)
60,34% (vòng hai)
 
Ứng cử viên Beji Caid Essebsi Moncef Marzouki
Đảng Tiếng gọi Tunisia Đại hội bảo vệ cộng hoà
Phiếu phổ thông  1.731.529 1.378.513
Tỉ lệ 55,68% 44,32%


Tổng thống trước bầu cử

Moncef Marzouki
Đại hội bảo vệ cộng hòa

Tổng thống được bầu

Beji Caid Essebsi
Tiếng gọi Tunisia

Cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ở Tunisia vào ngày 23 tháng 11 năm 2014, một tháng sau cuộc bầu cử Đại hội đại biểu nhân dân.[1] Đây là cuộc bầu cử tổng thống tự do, công bằng đầu tiên kể từ khi Tunisia giành được độc lập vào năm 1956 và là cuộc bầu cử trực tiếp tổng thống đầu tiên sau Cách mạng Tunisia theo Hiến pháp Tunisia 2014.

Ở vòng đầu, không có ứng cử viên nào giành được quá nửa số phiếu bầu. Vòng hai giữa Tổng thống đương nhiệm Moncef Marzouki và ứng cử viên Tiếng gọi Tunisia Beji Caid Essebsi được tổ chức vào ngày 21 tháng 12.[2] Kết quả chính thức được công bố vào ngày 22 tháng 12 cho thấy Essebsi trúng cử tổng thống với 56% số phiếu bầu.[3]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 2010, các cuộc biểu tình bắt đầu diễn ra ở Tunisia, dẫn đến các cuộc bạo loạn ở Sidi Bouzid sau khi Mohamed Bouazizi tự thiêu để phản đối bị tịch thu xe bán trái cây, rau quả của anh.[4] Bạo loạn lan rộng khắp cả nước và tiếp diễn đến năm 2011. Vài ngày sau khi lệnh giới nghiêm được ban bố tại Tunis, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali rời khỏi Tunisia và Thủ tướng Mohamed Ghannouchi giữ quyền tổng thống.[5] Ghannouchi trao quyền cho Chủ tịch Quốc hội Fouad Mebazaa[6] sau khi Chủ tịch Hội đồng Bảo hiến Fethi Abdennadher tuyên bố rằng Ghannouchi không có quyền giữ quyền tổng thống và Mebazaa phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử chậm nhất là 60 ngày.[7] Mebazaa tuyên bố sẽ thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc vì lợi ích của Tunisia.[8]

Đảng Dân chủ Hiến pháp của Ben Ali cân nhắc đổi tên (giữ nguyên phần "Hiến pháp") và tham gia cuộc tổng tuyển cử trên cương lĩnh chống chủ nghĩa Hồi giáo[9] nhưng bị cấm vào ngày 6 tháng 2 năm 2011[10] và giải thể vào ngày 9 tháng 3 năm 2011.[11]

Sau khi lên nắm quyền vào năm 2011, liên minh Ba Đảng gồm Phong trào Phục hưng, Đại hội bảo vệ cộng hòa và Diễn đàn Dân chủ vì Lao động và Tự do cam kết sẽ chuyển giao quyền lực trong vòng một năm. Tuy nhiên, liên minh vẫn nắm quyền sau một năm và Quốc hội lập hiến vẫn chưa hoàn thành hiến pháp mới, khiến phe đối lập cáo buộc chính phủ vượt quá nhiệm kỳ tự đặt ra và dùng biện pháp đe dọa để bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Phe đối lập cũng cáo buộc chính phủ lợi dụng Quốc hội lập hiến để thông qua luật kéo dài thời gian nắm quyền. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Mustapha Ben Jaafar ủng hộ yêu cầu thành lập một chính phủ phi đảng phái của phe đối lập và giải tán Quốc hội vào tháng 8. Phong trào Phục hưng lo ngại rằng một bộ phận đối lập đang lợi dụng vụ thảm sát Rabaa tại Ai Cập vào tháng 8 năm 2013 để ngăn cản họ giành lại quyền lực.[12] Trong cùng thời điểm, một cuộc thăm dò của Gallup cho thấy dư luận Tunisia đang mất niềm tin vào chính phủ.[13]

Chủ tịch Ủy ban cải cách chính trị cấp cao Yadh Ben Achour cảnh báo rằng Tunisia có nguy cơ rơi vào tình trạng hỗn loạn nếu giai đoạn chuyển tiếp không được xử lý cẩn thận vì các thể chế, cơ chế nhà nước không còn hoạt động hoặc dính líu tới chế độ Ben Ali. Ben Achour cũng tuyên bố rằng việc sửa đổi hiến pháp cũ hoặc bầu một quốc hội lập hiến để soạn thảo một hiến pháp mới phải được quyết định sớm vì dư luận đang ngày càng hết kiên nhẫn. Ông cũng xác nhận cuộc bầu cử sẽ không được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 năm 2011 theo quy định hiến pháp vì những lý do bất khả kháng.[14] Cuộc bầu cử bị trì hoãn thêm do tư cách thành viên của 36 thành viên Hội đồng bầu cử Tunisia bị tòa án bãi bỏ,[15] mặc dù thành viên Hội đồng bầu cử do Quốc hội lập hiến bầu và không thể bị tòa án xem xét lại.[16] Luật bầu cử được thông qua vào ngày 1 tháng 5 năm 2014 và không cấm quan chức chế độ cũ ứng cử.[17] Thời gian nộp hồ sơ ứng cử tổng thống kéo dài từ ngày 8 tháng 9 đến ngày 22 tháng 9.[18]

Thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 2 năm 2011, chính phủ lâm thời tuyên bố sẽ tổ chức cuộc bầu cử chậm nhất là vào giữa tháng 7.[19] Hiến pháp Tunisia quy định phải tổ chức bầu cử trong vòng 45 đến 60 ngày kể từ ngày Hội đồng Bảo hiến tuyên bố khuyết tổng thống[20] nhưng phe đối lập kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử trong vòng sáu hoặc bảy tháng dưới sự giám sát của quốc tế.[21] Cuộc bầu cử sau đó bị trì hoãn cho đến cuối năm 2013.[22] Ngày 15 tháng 3 năm 2013, Quốc hội lập hiến biểu quyết 81–21 tổ chức bầu cử từ ngày 15 tháng 10 năm 2013 đến ngày 15 tháng 12 năm 2013.[22]

Sau khi Mohamed Brahmi bị ám sát, các cuộc biểu tình, bạo động nổ ra kêu gọi giải tán chính phủ. Dưới sức ép dư luận, Thủ tướng Ali Larayedh ấn định ngày 17 tháng 12 là ngày bầu cử sau khi Bộ trưởng Giáo dục Salem Labiadh từ chức và Diễn đàn Dân chủ vì Lao động và Tự do kêu gọi giải tán chính phủ. Lobni Jribi nói rằng: "Chúng tôi đã kêu gọi giải tán chính phủ để thành lập một chính phủ đoàn kết mới với sự đồng thuận rộng rãi nhất. Nếu Phong trào Phục hưng từ chối đề xuất này thì chúng tôi sẽ rút khỏi chính phủ."[23] Một chính phủ phi đảng phái được thành lập vào ngày 29 tháng 1 năm 2014.[24]

Ứng cử viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng 9 năm 2014, Phong trào Phục hưng tuyên bố sẽ không đề cử ứng cử viên tổng thống.[25] Beji Caid Essebsi nộp đơn ứng cử tổng thống vào ngày 9 tháng 9.[26] Nguyên bộ trưởng ngoại giao Kamel Morjane tuyên bố tranh cử tổng thống vào ngày 13 tháng 9.[27] Ngày 20 tháng 9, Tổng thống đương nhiệm Moncef Marzouki tuyên bố tái tranh cử.[28] Những ứng cử viên khác bao gồm Mohamed Hechmi Hamdi, Mustapha Kamel Nabli, Ahmed Najib Chebbi, Mustapha Ben Jafar và Mondher Zenaidi.[29] Trong số 70 người nộp đơn ứng cử, 27 ứng cử viên tổng thống được công nhận.[30] Năm ứng cử viên rút lui trước cuộc bầu cử: Abderraouf Ayadi, Abderrahim Zouari (ủng hộ Essebsi), Mohamed Hamdi, Noureddine Hached và Mustapha Kamel Nabli.[31]

Danh sách ứng cử viên tổng thống được công nhận gồm:[32]

Biểu tình

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vụ ám sát Brahmi, phe tự do tiếp tục biểu tình nhiều tuần biểu tình. Ngày 3 tháng 8, những người ủng hộ Phong trào Phục hưng tập trung tại Quảng trường Kasbah, nơi từng diễn ra các cuộc biểu tình trong cuộc Cách mạng Tunisia, theo lời kêu gọi của đảng và hô vang khẩu hiệu "Không đảo chính, ủng hộ bầu cử."[33]

Sau khi người phát ngôn Phong trào Phục hưng Yusra Ghannouchi nói với Al Jazeera rằng Tunisia không muốn lặp lại "kịch bản Ai Cập", Đại biểu Quốc hội lập hiến Nejib Mrad của Phong trào Phục hưng ra tuyên bố vào ngày 13 tháng 8 trên truyền hình rằng một cuộc đảo hình đang diễn ra, gây chấn động dư luận. Phó Chủ tịch Phong trào Phục hưng Walid Bennani sau đó đính chính rằng không có đảo chính và cáo buộc phe đối lập muốn dùng bạo lực để lật đổ chính phủ.[34] Lãnh đạo Phong trào Phục hưng Rashid al-Ghannushi đồng ý làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia để tìm giải pháp chính trị và cho biết đây là "điểm khởi đầu cho cuộc đối thoại quốc gia". Tuy nhiên, ông bác bỏ yêu cầu chính phủ từ chức và nói rằng chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi cuộc bầu cử được tổ chức.[35]

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia Hussein Abbassi, tuyên bố đạt được thỏa thuận giữa chính quyền và phe đối lập. Theo thỏa thuận, thủ tướng sẽ từ chức vào cuối năm 2013, một chính phủ lâm thời được thành lập, hiến pháp mới được ban hành và cuộc bầu cử được tổ chức. Mehdi Jomaa được bổ nhiệm làm thủ tướng lâm thời.[36]

Tranh cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phong trào Phục hưng từ chối ủng hộ một ứng cử viên tổng thống.[37] El Binaa El Watany, Dòng Dân chủ, Đảng Xây dựng và Cải cách, Binaa Maghrebin, Phong trào Quốc gia vì Công lý và Phát triển và Đại hội Cộng hòa tuyên bố ủng hộ Moncef Marzouki.[38] Khát vọng Tunisia tuyên bố ủng hộ Beji Caid Essebsi.[39] Đảng Al-Aman tuyên bố ủng hộ Ahmed Nejib Chebbi.[39] Tounes Baytouna tuyên bố ủng hộ Marzouki.[39]

Thăm dò ý kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguồn Thời gian thăm dò ý kiến Cỡ mẫu Chưa quyết định Baccouche

Tiếng gọi Tunisia

Ben Jafar

Diễn đàn Dân chủ vì Lao động và Tự do

Chebbi

Đảng Cộng hòa

Essebsi

Tiếng gọi Tunisia

Rashid al-Ghannushi

Phong trào Phục hưng

Hamdi

Aridha

Hammami

Đảng Công nhân/Mặt trận Bình dân

Jebali

Phong trào Phục hưng

Laarayedh

Phong trào Phục hưng

Marzouki

Đại hội bảo vệ cộng hòaTổng thống đương nhiệm

Saied

Không đảng phái

Jomaa

Không đảng phái

Morjane

Initiative

Khác
Emrhod[40] 3–12 tháng 3 năm 2012 900 37.4% 3.8% 2.5% 2.8% 6.2% 2.3% 6.2% 20.9% 4.9%
3C Etudes[41] Tháng 3 năm 2012 ? 35% 6.0% 6.8% 1.9% 6.0% 23% 19.3%
3C Etudes[41] Tháng 4 năm 2012 ? 34% 6.4% 2.0% 9.4% 2.4% 5.0% 20% 22.8%
3C Etudes[42][43] Tháng 5 năm 2012 ? 38% 5.4% 1.7% 8.1% 3% 4.6% 16% 23.2%
3C Etudes[44] Tháng 6 năm 2012 ? 41.2% 4.7% 1.3% 8.5% 1.9% 2.1% 5.8% 13.3% 21.2%
Emrhod[40] 18–22 Tháng 6 năm 2012 960 21.9% 6.0% 1.6% 11.0% 1.3% 1.3% 7.0% 21.8% 28.1%
3C Etudes[45] Tháng 10 năm 2012 1665 38% 3.3% 0.9% 14.0% 1.1% ? 3.1% 9.7% ?
3C Etudes[46] Tháng 11 năm 2012 1648 42.1% 2.5% 3.6% 1% 10.9% 1% 2.1% 2.3% 1.3% 7.2% ?
3C Etudes[47] Tháng 12 năm 2012 1692 40.9% 1.3% 3.6% 0.9% 10.9% 1.1% 2.3% 2.8% 1.2% 7% ?
Emrhod[48] Tháng 12 năm 2012 1200 ? 1.5% 1.8% ? 12.2% 3.4% 2.1% 5.0% 3.6% 8.9% ?
Sigma[49] Tháng 12 năm 2012 1892 ? 2.0% 5.6% 1.2% 24.2% 5.0% ? 9.2% 13.9% 12.1% ?
3C Etudes[50] Tháng 1 năm 2013 1652 37.3% ? 2.5% 1.5% 9.9% ? ? 3.8% 2.6% 0.8% 7.1% ?
Sigma[51] Tháng 2 năm 2013 1616 ? 3.5% 1.9% 3.7% 29.1% 3.5% ? 12.0% 21.7% 7.3% 4.6% ?
3C Etudes[50] Tháng 2 năm 2013 1347 49.2% ? 1.6% 1.2% 6.8% ? ? 4.0% 6.0% 1.0% 5.0% ?
3C Etudes[52] Tháng 3 năm 2013 1609 43% 1.3% 1.2% 2.1% 10.1% ? ? 3.1% 8.7% 2.5% 3.4% ?
Emrhod[53] Tháng 3 năm 2013 1200 21.1% (none)

8.3% (und.)

1.9% 1.0% 3.1% 20.7% 1.9% 1.8% 8.0% 12.5% 5.9% 1.3% 12.7%
3C Etudes[54] Tháng 4 năm 2013 1695 44% 2.5% ? ? 10.1% ? ? 3.9% 6.4% ? 3.1% ?
Emrhod[55] Tháng 4 năm 2013 1022 ? 1.8% ? 2.0% 20.8% ? ? 4.1% 8.2% 2.3% 2.0% ?
FSSA[56] Tháng 4 năm 2013 1210 ? 22.2% 5.4% 9.7% ? ? ? 17.0% 27.1% ? 7.7% ?
3C Etudes[54] Tháng 5 năm 2013 1678 35.8% 1.6% 1.5% 2.6% 16.2% ? ? 2.9% 6.4% 2.1 2.3% ?
Emrhod[57] Tháng 5 năm 2013 1600 ? 0.9% ? 1.3% 17.6% ? 1.4% 4.5% 3.3% 2.9% 1.3% ?
Istis[58] Tháng 6 năm 2013 ? ? 4.1% ? 3.3% 33.8% ? ? ? 19.8% ? 5.5% ?
Emrhod[59] Tháng 6 năm 2013 1067 ? 0.9% ? 1.3% 17.7% ? 1.1% 4.6% 7.1% 3.7% 2.2% ?
3C Etudes[60] Tháng 7 năm 2013 944 30% 2.6% 1.4% 2.3% 15.8% ? ? 3.7% 6.4% 2.5% 2.1% ?
Sigma[61] Tháng 8 năm 2013 1724 65% ? ? 2.7% 40.5% 4.8% ? 7.3% 8.6% 6.3% 7.0% 4.0% ?
3C Etudes[62] Tháng 8 năm 2013 1249 34% ? ? ? 15.2% ? ? 2.6% 3.9% 2.6% 3.5% 4.7% ?
Emrhod[63] Sep 2013 ? ? ? ? ? 20.8% ? ? 2.4% 4.5% 2.8% 4.0% 5.1% ?
Sigma[64] Tháng 10 năm 2013 ? 49.6% ? ? ? 45.3% 2–5% ? 9.5% 6.3% 4.8% 7.0% 2–5% ?
3C Etudes[65] Tháng 10 năm 2013 1318 35.5% 1.7% ? ? 14.3% ? ? ? 4.7% ? 3.3% 4.7% ?
Emrhod[66] Tháng 11 năm 2013 1900 ? ? ? ? 14.7% ? ? ? 3.9% ? ? ? ?
3C Etudes[67] Tháng 11 năm 2013 1658 38.6% ? ? ? 11.9% ? ? 1.9% 3.6% ? 4.0% 4.9% ?
Sigma[68] Tháng 12 năm 2013 ? nearly 65% ? ? ? 34.6% ? ? 6.9% 6.6% ? 7.1% ? ?
3C Etudes[69] Tháng 12 năm 2013 1681 38.3% ? ? ? 11.2% ? ? ? 2.6% 1.7% 3.2% 4.6% ?
Emrhod[70] Tháng 1 năm 2014 ? ? ? ? 1.0% 13.3% ? ? 2.6% 4.8% 2.5% ? 3.3% ?
Sigma[71] Tháng 1 năm 2014 11362 ? 0.8% 2.3% 0.8% 35.2% 2.7% ? 3.7% 6.1% 7.8% 7.8% 3.9% 14.8% ?
Emrhod[72] Tháng 2 năm 2014 1200 ? ? ? ? 14.5% ? ? 2.8% 4.1% 5.6% ? 3.4% ? ?
Sigma[73] Tháng 2 năm 2014 1517 ? ? 3.7% 2.0% 33.3% ? ? 2.0% 5.2% 2.9% 14.3% 4.6% 17.6% ?
Emrhod[74] Tháng 2 năm 2014 1051 ? ? ? ? 19.3% 3.9% ? 4.9% 4.9% 4.8% 2.4% 4.8% ? ?
Sigma[75][76] Tháng 4 năm 2014 1636 55.4% 3.0% 2.2% 31.6% 1.1% ? 4.1% 10.9% 2.6% 9.9% 2.1% 21.1% 11.3%
Sigma[77] Tháng 5 năm 2014 ? ? ? ? 24.2% ? ? ? 5.7% ? 9.3% ? 30.1% 5.3% ?
Sigma[78] Tháng 6 năm 2014 ? ? ? ? 29.9% ? ? ? 12.8% ? ? ? 8.3% ?
Emrhod[79] Tháng 6 năm 2014 ? ? ? ? 19.1% ? ? ? 3.7% ? 5.1% ? 3.5% ?
Institut international des études des sondages[80] Tháng 6 năm 2014 ? ? 3.2% 1.4% 23.2% ? 3.6 3.8% 14.4% 2.9% 8.7% 2.6% ? ?
Sigma[81][82] Tháng 7 năm 2014 ? ? 3.2% 5.1% 29.8% ? 3.1% 4.8% 11.2% ? 9.9% ? 10.3% ?
Ứng cử viên 3C Etudes[83]

Tháng 6 năm 2012

3C Etudes[84]

Tháng 7 năm 2012

3C Etudes[85]

Tháng 4 năm 2013

3C Etudes[86]

Tháng 5 năm 2013

Beji Caid Essebsi (Tiếng gọi Tunisia) 38.8% 39%
Moncef Marzouki (Đại hội bảo vệ cộng hòa) 61.2%[87] 61%
Beji Caid Essebsi (Tiếng gọi Tunisia) 90.4%
Zine el-Abidine Ben Ali (ex-RCD) 9.6%[88]
Hamma Hammami (PCOT) 79.2%
Zine el-Abidine Ben Ali (ex-RCD) 20.8%[88]
Hamadi Jebali (Phong trào Phục hưng) 51.4% 46%
Moncef Marzouki (Đại hội bảo vệ cộng hòa) 48.6%[89] 54%
Ahmed Najib Chebbi (Đảng Cộng hòa) 22.5% 22%
Moncef Marzouki (Đại hội bảo vệ cộng hòa) 77.5% 78%
Hamadi Jebali (Phong trào Phục hưng) 74.9% 73%
Ahmed Najib Chebbi (Đảng Cộng hòa) 25.1% 27%
Hamadi Jebali (Phong trào Phục hưng) 58.2% 61% 50.6% 48.8%
Beji Caid Essebsi (Tiếng gọi Tunisia) 41.8% 39% 49.4% 51.2%

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở vòng đầu, Beji Caid Essebsi giành được 39% số phiếu bầu và Moncef Marzouki giành được phiếu 33%, lọt vào vòng hai. Hamma Hammami về ba với 8% số phiếu bầu. Essebsi là ứng cử viên hàng đầu ở hầu hết các tỉnh phía bắc, trong khi Marzouki nhận được nhiều phiếu bầu nhất ở các tỉnh phía nam. Hammami giành được nhiều phiếu bầu nhất ở Tỉnh Siliana.[90]

Sau khi vòng hai kết thúc vào đêm ngày 21 tháng 12 năm 2014, Essebsi tuyên bố thắng cử trên truyền hình địa phương và nói rằng ông dành tặng chiến thắng của mình cho "những liệt sĩ của Tunisia".[91] Kết quả bầu cử được công bố vào ngày 22 tháng 12, cho thấy Essebsi nhận được 55,68% số phiếu bầu mặc dù người phát ngôn của Marzouki ban đầu phản bác rằng tuyên bố thắng cử của Essebsi là "vô căn cứ"[3] và bản thân Marzouki nói rằng tuyên bố của Essebsi là "phi dân chủ".[92] Sau khi có kết quả chính thức, trang Facebook của chiến dịch tranh cử của Marzouki chúc mừng Essebsi.[93] Hãng thông tấn Associated Press đưa tin cuộc bầu cử diễn ra tự do, công bằng với 60% cử tri đi bỏ phiếu ở vòng hai so với 70% ở vòng đầu.[94]

Tại Tunis, hàng trăm người ủng hộ Essebsi tụ tập quanh trụ sở Tiếng gọi Tunisia để ăn mừng chiến thắng của ông, vẫy quốc kỳ Tunisia, hát và bấm còi xe.[93] Tuy nhiên, bạo loạn nổ ra ở thành phố El Hamma và cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán đám đông biểu tình phản đối chiến thắng của Essebsi vì ông từng làm việc cho chế độ cũ. Reuters đưa tin các cửa hàng phải đóng cửa trong khi người biểu tình đốt lốp xe và hô vang khẩu hiệu "Đả đảo chế độ cũ".[95] Một văn phòng của Tiếng gọi Tunisia ở Tataouine cũng bị phóng hỏa.[93]

Ứng cử viênĐảngVòng đầuVòng hai
Phiếu bầu%Phiếu bầu%
Beji Caid EssebsiNidaa Tounes1.289.38439.461.731.52955.68
Moncef MarzoukiCongress for the Republic1.092.41833.431.378.51344.32
Hamma HammamiPopular Front255.5297.82
Hechmi HamdiCurrent of Love187.9235.75
Slim RiahiFree Patriotic Union181.4075.55
Kamel MorjaneNational Destourian Initiative41.6141.27
Ahmed Néjib ChebbiRepublican Party34.0251.04
Safi SaïdKhông đảng phái26.0730.80
Mondher ZenaidiKhông đảng phái24.1600.74
Mustapha Ben JaafarDemocratic Forum for Labour and Liberties21.9890.67
Kalthoum KannouKhông đảng phái18.2870.56
Mohamed FrikhaKhông đảng phái17.5060.54
Abderrazak KilaniKhông đảng phái10.0770.31
Mustapha Kamel Nabli (withdrew)Không đảng phái6.7230.21
Abdelkader LabaouiKhông đảng phái6.4860.20
Larbi NasraVoice of the People of Tunisia6.4260.20
Hamouda Ben SlamaKhông đảng phái5.7370.18
Mohamed Hamdi (withdrew)Democratic Alliance Party5.5930.17
Mehrez BoussayeneKhông đảng phái5.3770.16
Salem ChaïbiPopular Congress Party5.2450.16
Samir AbdelliKhông đảng phái5.0540.15
Ali ChourabiKhông đảng phái4.6990.14
Mokhtar MejriKhông đảng phái4.2860.13
Abderraouf Ayadi (withdrew)Wafa Movement3.5510.11
Yassine ChennoufiKhông đảng phái3.1180.10
Abderrahim Zouari (withdrew)Destourian Movement2.7010.08
Noureddine Hached (withdrew)Không đảng phái2.1810.07
Tổng cộng3.267.569100.003.110.042100.00
Phiếu bầu hợp lệ3.267.56997.843.110.04297.51
Phiếu bầu không hợp lệ/trống72.0972.1679.3402.49
Tổng cộng phiếu bầu3.339.666100.003.189.382100.00
Cử tri phiếu bầu đã đăng ký5.285.62563.185.285.62560.34
Nguồn: Carter Center

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tunisie : les législatives fixées au 26 octobre et la présidentielle au 23 novembre”. Jeune Afrique. 25 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “Tunisia presidential runoff set for Dec 21”. AP. 7 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ a b “Essebsi elected Tunisian president with 55.68 percent”. Reuters. 22 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ “Tunisian who sparked rare protests dies: relatives -Reuters”. Reuters. 5 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ Ganley, Elaine. “NewsTimes.com – The Latest”. Hosted.ap.org. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
  6. ^ David D. Kirkpatrick (15 tháng 1 năm 2011). “New Change of Power Raises Questions in Tunisia”. The New York Times.
  7. ^ “Unrest engulfs Tunisia after president flees”.
  8. ^ “Tunisia's interim president backs a unity govt”.
  9. ^ Chmaytelli, Maher; Laghmari, Jihen (3 tháng 2 năm 2011). “Tunisia's Ex-Ruling Party Banks on Islamists Fear to Stay Afloat”. Bloomberg.
  10. ^ “Tunisia suspends Ben Ali's RCD party”. BBC. BBC News. 6 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2011.
  11. ^ “Court dissolves Ben Ali's RCD party”. english.rfi.fr. RFI. 9 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2011.
  12. ^ Yasmine Ryan. “Showdown for Tunisia's fledgling democracy – Features”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  13. ^ “Tunisians Lose Confidence in Government”. Gallup.com. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  14. ^ Fuller, Thomas (21 tháng 2 năm 2011). “Tunisia Reform Leader Warns of Possible Anarchy”. The New York Times.
  15. ^ “Court Annuls Election Board Nominees”. Tunisia Live. 11 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
  16. ^ “Parties Seek to Bypass Court, Establish Board of Elections”. Tunisia Live. 24 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2013.
  17. ^ “Tunisian assembly approves electoral law”. BBC. 1 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014.
  18. ^ “Tunisia's Presidential Election: Candidates start filing their candidacy”. Tunisia Live. 8 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2014.
  19. ^ “Facing the unknown in Tunisia”. CNN. 27 tháng 5 năm 2011.
  20. ^ “Tunisia swears in interim leader”. al Jazeera. 15 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2011.
  21. ^ “Trois chefs de l'opposition dans le gouvernement tunisien, actualité Reuters : Le Point”. Lepoint.fr. 17 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  22. ^ a b Amara, Tarek (15 tháng 3 năm 2013). “Tunisian lawmakers set timetable for constitution, elections”. Reuters. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2013.
  23. ^ “Tunisia PM defies call to dissolve government – Africa”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  24. ^ “Tunisia's new government of independents sworn in”. Daily News Egypt. 29 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2014.
  25. ^ “Tunisia's main Islamist party to stay out of presidential election”. Reuters. 8 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2014.
  26. ^ “Tunisian presidential elections take center stage”. Business News. 21 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  27. ^ “Bridging the Two Tunisias”. Foreign Policy. 19 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2014.
  28. ^ “Tunisia president Marzouki declares reelection bid”. AFP. 20 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2014.
  29. ^ “Tunisia's elections”. Al-Ahram Weekly. 25 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2014.
  30. ^ “Ben Ali stalwarts among Tunisia presidential hopefuls”. Cairo Post. 30 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2014.
  31. ^ “Fifth Candidate Announces Withdrawal from Presidential Race”. Tunisia Live. 19 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2014.
  32. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  33. ^ “Tunisian protesters rally to back government – Africa”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  34. ^ Massoud Hayoun. “Ennahda official: No coup in Tunisia – Africa”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  35. ^ Yasmine Ryan. “Tunisia's Ennahdha accepts negotiation plan – Africa”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  36. ^ “Tunisia picks new PM ahead of polls”. Al Jazeera English. 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2013.
  37. ^ “Tunisia Islamists Make No Presidential Endorsement”. ABC News. 8 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.
  38. ^ “Marzouki Gains Support in Presidential Bid”. Tunisia Live. 12 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.
  39. ^ a b c “Parties Consolidate Support for Presidential Candidates”. Tunisia Live. 17 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2014.
  40. ^ a b “Sondage : 20.9% des tunisiens font toujours confiance à Marzouki” (bằng tiếng Pháp). Directinfo.webmanagercenter.com. 27 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  41. ^ a b “Baromètre politique Tunisie. 4ème vague – avril 2012” (PDF) (bằng tiếng Ả Rập). 3cetudes.com. tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  42. ^ “Tunisie-Baromètre politique : Toute la classe politique en dégringolade ; Marzouki émerge du lot” (bằng tiếng Pháp). Africanmanager.com. 3 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  43. ^ “Résultats Baro Politique vague 5 – Mai 2012”. Scribd.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  44. ^ “3C Etudes – Résultats baromètre politique 6e vague Tunisie”. Scribd.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  45. ^ “Tunisie- Sondage: L'écart se resserre entre Ennahdha et Nida Tounes”. Tekiano :: TeK'n'Kult. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2024.
  46. ^ “Rapport Baromètre politique 3C Etudes – 11ème vague – novembre 2012 | Institut 3C ETUDES”. Blog.3cetudes.com. 4 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  47. ^ “Rapport Baromètre politique 3C Etudes – 12ème vague – décembre 2012 | Institut 3C ETUDES”. Blog.3cetudes.com. 24 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  48. ^ “Tunisie-Sondage : BCE, personnalité politique ŕ laquelle les Tunisiens font le plus confiance”. Businessnews.com.tn. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  49. ^ “Ennahdha (41,4%) et Caďd Essebsi (24,2%) occupent les premičres places des derniers sondages”. Businessnews.com.tn. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  50. ^ a b http://dl.dropbox.com/u/45511845/rapport%20f%C3%A9vrier%202013/Rapport%20barom%C3%A8tre%20politique%203C%20Etudes%20-%20vague%2014%20f%C3%A9vrier%202013%20.pdf[liên kết hỏng]
  51. ^ “Tunisie- Sondage Sigma : 31,1% de la population ont confiance Béji Caid Essebsi et 29,1% voteront pour lui aux prochaines élections”. Businessnews.com.tn. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  52. ^ “Tunisie/Sondage : Ennahdha en tête des législatives, suivi par Nida Tounes | Temps Fort”. Gnet.tn. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  53. ^ “Caïd Essebsi et Nida Tounes continuent de monter dans les sondages d'opinion”. Kapitalis.com. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  54. ^ a b webmanagercenter.com. “Tunisie – Sondages 3C Etudes: Caïd Essebsi l'emporterait au 1er tour de la présidentielle”. Webmanagercenter.com. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  55. ^ Ennajeh Yamen & KHELIL Med Amine. “Sondage: Hamadi Jebali en deuxième position des intentions de vote | Directinfo”. Directinfo.webmanagercenter.com. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  56. ^ “Sondage Forum des Sciences Sociales AppliquĂŠes: Ennahdha devant Nidaa Tounès | Tunisie 14”. Tunisie14.tn. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  57. ^ “Tunisie-Politique: Nida Tounes et Caïd Essebsi solidement en tête des sondages”. Kapitalis.com. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  58. ^ “La Presse de Tunisie – la-bipolarisation-ennahdha-nida-tounes-se-renforce | 69013 | 23062013”. Lapresse.tn. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  59. ^ “Tunisie-Politique : Caïd Essebsi et Nida Tounes survolent encore les sondages”, Kapitalis, 3 tháng 7 năm 2013
  60. ^ “Baromètre politique: Nidaa 33,6% , Ennahdha 29,7% des suffrages”, Babnet Tunisie, 5 tháng 7 năm 2013
  61. ^ “Barometre-politique” (PDF) (bằng tiếng Pháp). tháng 8 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  62. ^ “Tunisie : Sondages : Essebsi en tête de peloton, Kaïs Saïed en 2e position – L'Economiste Maghrébin”. Leconomistemaghrebin.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  63. ^ “Sondage Emrhod : Nidaa Tounes et Beji Caid Essebsi en tête des intentions de vote”. Mosaique Fm. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  64. ^ “Caid Essebsi caracole en tête selon Sigma”. Mag14.com. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  65. ^ “Tunisie Ennahdha reprend la tête des sondages”. TunisiaIT. 16 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2013.
  66. ^ “Emrhod Consulting: Nidaa Tounes et Béji Caid Essebsi toujours en tête des sondages”. Tunisie14. 14 tháng 11 năm 2013.
  67. ^ “Ennahdha toujours en tête des sondages”. TunisiaIT. 18 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2014.
  68. ^ “Sondage: Les principaux partis tunisiens perdent du terrain dans l'opinion”. Kapitalis. 20 tháng 12 năm 2013.
  69. ^ “Tunisie : Ennahdha toujours en tête des sondages”. TunisiaIT. 7 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2014.
  70. ^ “Sondages : Les Tunisiens sont-ils si versatiles ? lundi, ils votent Ennahdha, mardi Nidaa Tounès !”. African Manager. 7 tháng 1 năm 2014.
  71. ^ “Nidaa Tounes et Béji Caid Essebsi en tête des sondages”. Mena Post. 4 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  72. ^ “Béji Caïd Essebsi et Nidaa Tounes en tête du sondage EMRHOD Consulting”. BusinessNews.com.tn. 13 tháng 1 năm 2014.
  73. ^ “Caïd Essebsi et Nida Tounes grands favoris selon Sigma”. Mag14. 2 tháng 3 năm 2014.
  74. ^ “Sondage Emrhod : Nidaa Tounes et Béji Caïd Essebsi creusent l'écart avec leurs poursuivants”. BusinessNews.com.tn. 18 tháng 3 năm 2014.
  75. ^ “Mehdi Jomaa et Hamadi Jebali montent dans les sondages”. DirectInfo. 8 tháng 4 năm 2014.
  76. ^ Sondage avril : Caïd Essebsi et Marzouki en baisse, Mehdi Jomâa et Hamadi Jebali en hausse, BusinessNews.com.tn
  77. ^ Sondage présidentielle : Mehdi Jomâa favori des Tunisiens et passe devant Béji Caïd Essebsi, BusinessNews.com.tn, 13 tháng 5 năm 2014
  78. ^ Tunis : B. C. Essebsi favori des Tunisiens, Ennahdha en net recul, L'Economiste maghrebin, 5 tháng 6 năm 2014
  79. ^ “Sondage Emrhod : BCE, Nidaa et Ennahdha en baisse, Moncef Marzouki en nette hausse”. Businessnews.com.tn. 17 tháng 6 năm 2014.
  80. ^ “Abdelatif Hannachi: Ennahdha obtient 38% des intentions de vote pour les prochaines élections”. MosaiqueFM. 25 tháng 6 năm 2014.
  81. ^ Sondage: Caïd Essebsi mène la marche pour la présidentielle, Kapitalis, 6 tháng 7 năm 2014
  82. ^ “Tunisie – BCE en tête du sondage sur les élections présidentielles”. BusinessNews.com.tn. 5 tháng 7 năm 2014.
  83. ^ Khefifi, Walid (29 tháng 6 năm 2012). “Selon un sondage de l'Institut 3C Etudes, Marzouki ne peut être battu que par Jebali à la présidentielle”. Letemps.com.tn. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  84. ^ Groupe 3C Etudes (in French) Retrieved 15 December 2022
  85. ^ “Selon 3C, Jebali battrait Essebsi au second tour des présidentielles”. Mag14.com. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  86. ^ “Tunisie/ Sondage : Nida Tounes en tête des législatives et présidentielles | Temps Fort”. Gnet.tn. 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
  87. ^ Guerfali, Hichem (27 tháng 6 năm 2012). “Résultats du sondage 3C Etudes. Elections présidentielles : 38.8% des voix pour BCE contre 61.2% pour Marzouki”. Shemsfm.net. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  88. ^ a b Guerfali, Hichem (27 tháng 6 năm 2012). “Résultats du sondage 3C Etudes. Elections présidentielles : 90.4% des voix pour BCE contre 9.6% pour Ben Ali”. Shemsfm.net. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  89. ^ Guerfali, Hichem (27 tháng 6 năm 2012). “Résultats du sondage 3C Etudes. Elections présidentielles : 51.4% des voix pour H. Jebali contre 48.6% pour Marzouki”. Shemsfm.net. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  90. ^ “Tunisie : Résultats partiels pour l'élection présidentielle (MAJ)”.
  91. ^ “Tunisia election: Essebsi claims historic victory”. BBC. 22 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2014.
  92. ^ “Tunisia election: Marzouki refuses to admit defeat”. BBC. 22 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2014.
  93. ^ a b c Markey, Patrick; Amara, Tarek (22 tháng 12 năm 2014). “Veteran Essebsi wins Tunisia's first free presidential vote”. Reuters. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2014.
  94. ^ “Essebsi wins Tunisia's presidency”. Al-Arabiya. 22 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2014.
  95. ^ Amara, Tarek (22 tháng 12 năm 2014). “Clashes Rock Tunisia After Essebi Claims Victory In Presidential Election”. Huffington Post. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]