Bản Ngoại
Bản Ngoại
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Bản Ngoại | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đông Bắc Bộ | |
Tỉnh | Thái Nguyên | |
Huyện | Đại Từ | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°39′39″B 105°36′3″Đ / 21,66083°B 105,60083°Đ | ||
| ||
Diện tích | 12,16 km²[1] | |
Dân số (1999) | ||
Tổng cộng | 6.939 người[1] | |
Mật độ | 571 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 05800[2] | |
Website | banngoai | |
Bản Ngoại là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Bản Ngoại nằm ở khu vực trung tâm huyện Đại Từ, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km, cách thị trấn Hùng Sơn 4 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Tân Linh
- Phía tây giáp xã La Bằng và xã Phú Xuyên
- Phía nam giáp xã Hoàng Nông và xã Tiên Hội
- Phía bắc giáp xã Phú Lạc và xã Phú Thịnh.
Xã Bản Ngoại có diện tích 12,16 km², dân số năm 1999 là 6.939 người,[1] mật độ dân số đạt 571 người/km².
Xã có dòng chính của sông Công chảy qua, ngoài ra một phụ lưu nhỏ của sông Công khởi nguồn từ xã La Bằng cũng chảy qua địa bàn. Ngoài trồng lúa, chè, người dân xã Bản Ngoại còn có các loại nông sản khác như dưa hấu, củ đậu.
Quốc lộ 37 cùng tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng đều chạy qua địa bàn xã.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Bản Ngoại được chia thành 20 xóm: Ba Giăng, Lê Lợi, Quang Trung, Khâu Giáo 1, Khâu Giáo 2, Khâu Giang, Đầm Mua, Khâu Giang, Phú Hạ, Vai Cày, Đồng Ngõ, Ninh Giang, Rừng Vầu, Rừng Lâm, Đồng Ninh, Phố, Cao Khản, Đầm Bàng, La Mận, La Dạ.[3]
Di tích
[sửa | sửa mã nguồn]Đồi Thanh Trúc ở xóm Đầm Mua và xóm Vai Cày là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, được xếp hạng là di tích Lịch sử cấp quốc gia.[4]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Địa chí Thái Nguyên, Các huyện, thành phố, thị xã-Huyện Đại Từ” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2011.
- ^ Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử