Bước tới nội dung

Liên họ Khủng long bạo chúa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Bạo long)
Liên họ Khủng long bạo chúa
Thời điểm hóa thạch:
Trung JuraCreta muộn, 165–65 triệu năm trước đây
Minh họa về Xiongguanlong, có niên đại tới kỷ Creta, khoảng 105 Ma.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh Sauropsida
Lớp (class)Reptilia
Phân lớp (subclass)Diapsida
Phân thứ lớp (infraclass)Archosauromorpha
Liên bộ (superordo)Dinosauria
(không phân hạng)Archosauria
Nhánh Ornithodira
Bộ (ordo)Saurischia
Nhánh Eusaurischia
Phân bộ (subordo)Theropoda
Phân thứ bộ (infraordo)Tetanurae
Nhánh Avetheropoda
Nhánh Coelurosauria
Liên họ (superfamilia)Tyrannosauroidea
Osborn, 1905
Các họ & chi
Danh pháp đồng nghĩa

Liên họ Khủng long bạo chúa (danh pháp khoa học: Tyrannosauroidea, có nghĩa là 'các dạng như khủng long bạo chúa') là một liên họ (hay nhánh) khủng long chân thú xương rỗng, bao gồm họ Tyrannosauridae cũng như các loài họ hàng cơ sở hơn. Các loài Tyrannosauroidea sinh sống ở siêu lục địa Laurasia bắt đầu từ kỷ Jura. Đến cuối kỷ Phấn Trắng, Tyrannosauroidea là các loài ăn thịt chiếm ưu thế ở Bắc bán cầu, đạt đến đỉnh điểm ở loài khủng long bạo chúa khổng lồ. Các hóa thạch Tyrannosauroidea đã được phát hiện ở các nơi ngày nay là các lục địa Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, và có thể ở Úc.

Tyrannosauroidea là động vật ăn thịt đi đứng bằng hai chân, cũng như hầu hết các loài Theropoda, và được đặc trưng bởi nhiều tính chất của bộ xương, đặc biệt là của hộp sọ và xương chậu. Khi mới xuất hiện, Tyrannosauroidea là động vật ăn thịt cỡ nhỏ, có các chi trước dài với ba ngón chân. Cuối kỷ Phấn Trắng, chúng đã trở nên to lớn hơn nhiều, bao gồm một số các động vật ăn thịt to lớn nhất trên đất liền đã từng tồn tại từ trước đến nay, nhưng hầu hết các chi sau này đều có các chi trước nhỏ tương ứng với hai ngón. Lớp lông vũ nguyên thủy đã được tìm thấy trên Dilong, một nhóm khủng long dạng khủng long bạo chúa cổ xưa ở Trung Quốc, và có thể cũng đã hiện diện ở các chi khủng long bạo chúa khác. Mào xương nổi bật với một loạt các hình dạng và kích cỡ trên hộp sọ của nhiều loài Tyrannosauroidea có thể đã phục vụ các chức năng làm đẹp.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên họ Khủng long bạo chúa Tyrannosauroidea

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Holtz, Thomas R. (2004). “Tyrannosauroidea”. Trong Weishampel, David B.; Dodson, Peter; & Osmólska, Halszka (chủ biên). (biên tập). The Dinosauria . Berkeley: Nhà in Đại học California. tr. 111–136. ISBN 0-520-24209-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  2. ^ Brusatte S. L. và Benson R. B. J. (In press). "The systematics of Late Jurassic tyrannosauroids (Dinosauria: Theropoda) from Europe and North America." Acta Palaeontologica Polonica, (in press). doi:10.4202/app.2011.0141

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Tyrannosauroidea tại Wikimedia Commons