Bước tới nội dung

Băng cầm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Banjo
Một chiếc băng cầm bluegrass năm dây
Đàn dây
Phân loại của Hornbostel–Sachs321.322-5
(Hợp âm chordophone bằng miếng gảy, ngón đàn hoặc ngón tay trần)
Phát triển bởiThế kỷ 18
Âm vực
Các dây mở và nốt cao nhất của banjo bluegrass 5 dây được điều chỉnh tiêu chuẩn.
Các dây mở và nốt cao nhất của banjo bluegrass 5 dây được điều chỉnh tiêu chuẩn.

Băng cầm tức banjo là một nhạc khí có dây, cùng thể loại như guitar. Số dây nguyên thủy là bốn hoặc năm dây, nhưng có loại băng cầm cải biến có sáu hoặc 10 dây. Cấu trúc đàn là khung tròn bằng gỗ, đường kính khoảng 35 cm, trên mặt căng miếng da hoặc lớp plastic, có thể điều chỉnh độ căng. Cần đàn có phím. Đầu cần có chốt để vặn chặt hay nới lỏng dây đàn.

Băng cầm tiêu biểu có năm dây

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Banjo hình thành vào thế kỷ 19Hoa Kỳ, do dân da đen biến chế theo mẫu những nhạc cụ dây của Phi châu,[1] đến năm 1890 thì hội nhập vào dòng nhạc dân tộc của nước Mỹ, điển hình như nhạc dixieland.

Loại đàn này lúc đầu không có đáy, tức để hở sau lưng đàn. Đến đầu thế kỷ 20 mới xuất hiện banjo có đáy. Đáy làm bằng gỗ, vát thật mỏng để giúp cộng hưởng âm thanh. Cả hai loại banjo có đáy và banjo không đáy được dùng song hành đến nay, góp mặt tùy thuộc thể nhạc. Ví dụ như bluegrass thì banjo có đáy thích hợp hơn.

Banjo có âm thanh đặc thù, dễ nhận ra trong các loại nhạc đồng quênhạc jazz. Tiết tấu băng cầm thường đánh rất nhanh, nhất là trong các bản bluegrass. Banjo còn góp mặt trong những vũ khúc foxtrot. Ngoài gẩy bằng tay, banjo có thể dùng cung vĩ của violin để kéo.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bluegrass Music: The Roots Lưu trữ 2011-04-30 tại Wayback Machine." IBMA. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2006.