Bước tới nội dung

Bùi Thế Duy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bùi Thế Duy
Chức vụ
Nhiệm kỳ12 tháng 4 năm 2018 – nay
6 năm, 277 ngày
Bộ trưởngChu Ngọc Anh
Huỳnh Thành Đạt
Kế nhiệmđương nhiệm
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng
Nhiệm kỳ30 tháng 1 năm 2021 – nay
3 năm, 350 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ1 tháng 2 năm 2013 – 26 tháng 9 năm 2014
Bí thư thứ nhấtNguyễn Đắc Vinh
Tiền nhiệmNguyễn Đắc Vinh
Kế nhiệmNguyễn Hải Đăng
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1978 (46–47 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Nghề nghiệpNhà khoa học
Chính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Tin học
Tiến sĩ Tin học
Phó Giáo sư ngành Tin học
Alma materChuyên Khoa học tự nhiên
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Wollongong
Đại học Twente
WebsiteTiểu sử Bùi Thế Duy

Bùi Thế Duy (sinh năm 1978) là chuyên gia khoa học tin học, chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam.[1] Ông nguyên là Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Bùi Thế Duy là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Tiến sĩ Tin học, học hàm Phó Giáo sư ngành Tin học. Ông là một nhà khoa học lĩnh vực công nghệ và tin học nhận được nhiều sự chú ý khi là phó giáo sư trẻ tuổi nhất được phong hàm, được nhận định là gương mặt trẻ tiêu biểu trong khoa học Việt Nam,[2] cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học khi còn giảng dạy và tham gia lãnh đạo lĩnh vực khoa học công nghệ trong chính trường.[3]

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Bùi Thế Duy sinh năm 1978 tại thủ đô Hà Nội, nguyên quán xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.[4][5] Năm 1993, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở từ Trường Trung học cơ sở Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội, ông trúng tuyển và theo học phổ thông chuyên Tin tại Khối Trung học phổ thông chuyên Toán – Tin của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là bộ môn chuyên Toán, chuyên Tin của Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong giai đoạn học phổ thông chuyên Tin, ông hai lần liên tiếp giành giải Nhất Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông Việt Nam 1995 và 1996, đồng thời là thành viên của Đội tuyển Học sinh giỏi quốc gia tham dự Olympic Tin học Quốc tế (IOI). Tại hai kỳ Olympic là IOI 1995 ở Eindhoven, Hà Lan và IOI 1996 ở Veszprém, Hungary, ông đều giành Huy chương Đồng.[6]

Năm 1996, Bùi Thế Duy được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Hà Nội với thành tích xuất sắc thời phổ thông. Năm 1998, Bùi Thế Duy nhận học bổng toàn phần Australian Aid từ Chính phủ Úc, sang thành phố Wollongong, New South Wales, Úc, du học tại Đại học Wollongong, tốt nghiệp Cử nhân Tin học vào năm 2001. Sau đó, ông tiếp tục theo học nghiên cứu sinh tại Khoa Kỹ thuật Điện, Toán học và Khoa học Máy tính, Đại học Twente ở thành phố Enschede, Overijssel, Hà Lan, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Creating Emotions and Facial Expressions for Embodied Agents" và trở thành Tiến sĩ Tin học vào năm 2004.[7]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, sau khi trở thành tiến sĩ tin học, Bùi Thế Duy trở về Việt Nam, bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành giáo dục khi được tuyển dụng làm giảng viên Khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.[8] Năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm bộ môn Mạng, Khoa Công nghệ thông tin và đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng Thí nghiệm tương tác Người – Máy (tương đương chủ nhiệm bộ môn) của Trường Đại học Công nghệ vào năm 2008. Năm 2009, ông được thăng chức thành Chủ nhiệm Khoa Công nghệ thông tin và được Hội đồng ngành Công nghệ thông tin của Hội đồng Giáo sư Nhà nước phong hàm Phó Giáo sư ngành Tin học vào tháng 11 cùng năm, khi 31 tuổi, trở thành phó giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam khi được phong học hàm.[9][10][11]

Cho đến năm 2011, Bùi Thế Duy giảng dạy ở Trường Đại học Công nghệ trong 7 năm, tập trung giáo dục và nghiên cứu khoa học, là chủ nhiệm của ba đề tại cấp bộ, cấp Đại học Quốc gia, tham gia hai đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước. Ngoài ra, ông ba lần liên tiếp là huấn luyện viên đội tuyển sinh viên Việt Nam tham dự các kỳ thi Lập trình Sinh viên quốc tế ACM-ICPC (ACM International Collegiate Programming Contest), trong đó có đội Chicken dành giải Nhất vòng loại châu Á năm 2007, đội Dragon Coders và The Last Chance tham dự vòng chung kế ACM-ICPC thế giới năm 2008, 2009. Trong giai đoạn này, ông được trao nhiều giải thưởng về công nghệ thông tin, giảng viên và chiến sĩ thi đua giỏi.

Cuối năm 2011, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tiếp nhận Bùi Thế Duy từ Đại học Quốc gia Hà Nội, bổ nhiệm ông làm Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Tháng 12, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, và kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng huấn luyện Trung ương từ tháng 2 năm 2012, đồng thời vẫn là Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên. Tháng 12 năm 2012, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X. Ngày 1 tháng 2 năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam nhiệm kỳ 2013 – 2018.[12]

Bộ Khoa học và Công nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 2014, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bàn giao cán bộ cho Bộ Khoa học và Công nghệ, và ngày 26 tháng 9 năm 2014, tại Hội nghị Giao ban tháng 9, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân bổ nhiệm Bùi Thế Duy làm Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, vào Ban Cán sự Đảng và là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Khoa học và Công nghệ.[13] Ngày 12 tháng 4 năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm ông làm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.[14] Tháng 1 năm 2021, ông tham gia Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 30 tháng 1.[15] Ở Bộ Khoa học và Công nghệ, ông phụ trách các lĩnh vực gồm đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, kiểm soát thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử; chỉ đạo trực tiếp Vụ Công nghệ cao, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Công tác phía Nam, Văn phòng Bộ; chỉ đạo một số đơn vị khác như VnExpress, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Văn phòng Ủy ban Vũ trụ Việt Nam.[16] Ngoài ra, ông cũng kiêm nhiệm vị trí Thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam,[17] Tổ trưởng Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.[18]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp của mình, Bùi Thế Duy nhận được những giải thưởng như:[19]

Công trình khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bui, T. D. (2004), Creating Emotions and Facial Expressions for Embodied Agents (PDF), University of Twente. ISBN 90-75296-10-X.
  • Bùi Thế Duy (chủ nhiệm, 2005–06), Xây dựng các khuôn mặt nói tiếng Việt phục vụ cho tương tác người – máy, Bộ Khoa học và Công nghệ.[22]
  • Bùi Thế Duy (chủ nhiệm, 2006), Nghiên cứu chế tạo hệ thống thiết bị giám sát tình trạng bệnh nhân, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.[23]
  • The Duy Bui, Tuong Vinh Ho, Quang Thuy Ha (2009), Intelligent Agents and Multi-Agent Systems, 11th Pacific Rim International Conference on Multi-Agents, PRIMA 2008, Hà Nội. ISBN 978-3-540-89674-6.[24]
  • Bùi Thế Duy (2009), Đồ họa máy tính, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Bùi Thế Duy (2012), Lập trình cơ bản với C, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy”. Đại hội Đảng. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu từ 1996 đến 2014”. Tiên phong. ngày 21 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Linh Vũ (ngày 23 tháng 4 năm 2019). “Giáo dục STEAM ở Việt Nam”. Đại học Fullbright Việt Nam. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ HTTV (ngày 31 tháng 1 năm 2021). “12 đồng chí là con em quê hương Hà Tĩnh trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”. Nông thôn Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Bùi Chí Thành (ngày 25 tháng 8 năm 2016). “Dòng họ Bùi Đức Thọ”. Họ Bùi Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ Thu Phương (ngày 21 tháng 12 năm 2009). “Trò chuyện với Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ “Creating Emotions and Facial Expressions for Embodied Agents”. Twente University. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Trịnh Vĩnh Hà. “Phó giáo sư 31 tuổi: học xong về nước ngay”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Hồng Hạnh (ngày 21 tháng 11 năm 2009). “Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam 31 tuổi”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Tiến Dũng (ngày 20 tháng 11 năm 2009). “Phó giáo sư ở tuổi 31”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Phương Anh (ngày 23 tháng 11 năm 2009). “Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ N.Huyền (ngày 14 tháng 4 năm 2018). “Tân Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy từng giữ chức vụ gì?”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ “Trao Quyết định bổ nhiệm cho 04 đồng chí lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ”. MOST. ngày 29 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Lệ Chi (ngày 19 tháng 4 năm 2018). “Bộ Khoa học và Công nghệ có tân Thứ trưởng sinh năm 1978”. Vietnam Finance. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  16. ^ “Thứ trưởng: Bùi Thế Duy”. MOST. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ “Thứ trưởng Bùi Thế Duy kiểm tra công tác cải cách hành chính tại tỉnh Bình Định”. MOST. ngày 15 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ D.Thu, Ng.Thảo (ngày 31 tháng 1 năm 2021). “Truy vết Covid-19: Chỉ 1% F1 tự báo tin, 99% là kết quả tìm kiếm”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  19. ^ “Bùi Thế Duy và Vũ Minh Châu là 2 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2009”. VNU. ngày 26 tháng 3 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ Từ Lương (ngày 17 tháng 12 năm 2009). “Trao Giải thưởng Công nghệ thông tin cho các tài năng trẻ”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  21. ^ Đăng Quang (ngày 24 tháng 8 năm 2011). “Sẽ xét tặng danh hiệu 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2011”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ “Bùi Thế Duy - Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam”. Báo Quảng Ngãi. ngày 19 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  23. ^ “Bùi Thế Duy - Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam”. Báo Yên Bái. ngày 19 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ “Intelligent Agents and Multi-Agent Systems”. Springer Science+Business Media. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổ chức giáo dục
Tiền vị:
Nguyễn Đắc Vinh
Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
2013–2014
Kế vị:
Nguyễn Hải Đăng