Bước tới nội dung

Bùi Sỹ Vui

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bùi Sĩ Vui
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 8 năm 2001 – 2005[1]
Chủ nhiệmLê Văn Dũng
Ủy viên thường trựcLê Xuân Thu
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh30 tháng 12, 1948 (76 tuổi)
Quảng Xương, Thanh Hóa
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tháng 12 năm 1967
Binh nghiệp
Phục vụQuân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũTháng 2 năm 1965 - 2008
Cấp bậc
Tham chiến

Bùi Sỹ Vui (sinh ngày 30 tháng 12 năm 1948) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bùi Sĩ Vui sinh ngày 30 tháng 12 năm 1948 tại thôn Tân Thượng, xã Quảng Tân (cũ, nay là một phần thị trấn Tân Phong), huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.[3] Thời trẻ, ông học tại trường Trường cấp III Quảng Xương (nay là trường Trường Trung hoc phổ thông Quảng Xương 1). Đây cũng là ngôi trường của nhiều tướng lĩnh quân đội khác như Trung tướng Đỗ Xuân Công, Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Lâm, Hoàng Anh XuânNguyễn Thanh Liêm, Thiếu tướng Bùi Sỹ Trinh.[4]

Ông nhập ngũ vào tháng 2 năm 1965, đến tháng 12 năm 1967 thì được kết nạp vào Đảng và trở thành Đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 9 năm 1968. Trong giai đoạn 1965 đến 1968 của Chiến tranh Việt Nam, ông từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Campuchia và mặt trận Tây Nam. Ông còn từng tham gia một số chiến dịch như Plei Me năm 1965, Tết Mậu Thân năm 1968, Chiến dịch Chenla II năm 1971, Nguyễn Huệ năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 và chiến dịch giải phóng Phnôm Pênh khỏi Khmer Đỏ vào năm 1979.[3]

Ông từng là Trưởng tiểu ban Tuyên huấn Trung đoàn 3, Sư đoàn 9.[5] Năm 1998, ông được thăng hàm Thiếu tướng. Đến tháng 8 năm 2001, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.[6][7] Ba năm sau, ông được thăng hàm Trung tướng. Ông về hưu vào năm 2008.

Ngoại trừ là một sĩ quan quân đội, ông còn là một nhà thơ, nhà văn với một số tác phẩm:[8]

Lịch sử phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1998 2004
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đảng Cộng sản Việt Nam (2003). 55 năm truyền thống ngành kiểm tra Đảng, 1948-2003. Hà Nội: Ủy ban Kiểm tra Trung ương. tr. 345. OCLC 608022988. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Xuân Sơn (27 tháng 7 năm 2012). “Ban Tổ chức Trung ương kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ”. Tạp chí Xây Dựng Đảng. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập 9 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ a b Trần Văn Thịnh (2005). Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc. Nhà xuất bản Khoa học xa̋ hội. tr. 380. OCLC 607526637. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Văn Chinh (13 tháng 11 năm 2011). “Trường THPT Quảng Xương 1 tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương lao động hạng nhì”. Cổng TTĐT huyện Quảng Xương. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Trần Bảo Trân (22 tháng 8 năm 2011). “Quà tặng thời gian”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập 9 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Duy Tường (2004). Lịch sử Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 648. OCLC 69002071. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Bộ Nội vụ (3 tháng 12 năm 2002). “Trình Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc đề bạt quân hàm cấp Tướng và để cán bộ cấp tướng được nghỉ hưu năm 2002” (PDF). Bộ Nội vụ - cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ “Trang thơ Bùi Sĩ Vui (14 bài thơ)”. Thi Viện. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập 9 tháng 6 năm 2021.