Bùi Quý Cảo
Bùi Quý Cảo | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 4/1972 – 9/1974 |
Cấp bậc | -Đại tá (1/1968) -Chuẩn tướng (truy thăng 9/1974) |
Trưởng đoàn Quân sự Ban Liên hợp 2 bên Khu 2 tại Đà Nẵng | |
Nhiệm kỳ | 1/1973 – 9/1974 |
Cấp bậc | -Đại tá |
Nhiệm kỳ | 1/1969 – 4/1972 |
Cấp bậc | -Đại tá |
Tiền nhiệm | -Luật sư Huỳnh Văn Đạo |
Kế nhiệm | -Luật sư Châu Kim Nhân |
Xử lý Thường vụ chức vụ Tổng giám đốc Tổng nha Tài chính và Thanh tra Quân phí | |
Nhiệm kỳ | 5/1968 – 1/1969 |
Cấp bậc | -Đại tá |
Phó Tổng giám đốc Tổng nha Tài chính và Thanh tra Quân phí | |
Nhiệm kỳ | 7/1966 – 5/1968 |
Cấp bậc | -Trung tá (8/1962) |
Giám đốc Nha Tài chính (Tổng nha Tài chính và Thanh tra Quân phí) | |
Nhiệm kỳ | 8/1964 – 7/1966 |
Cấp bậc | -Trung tá |
Giám đốc Nha Ngân sách (Tổng nha Hành Ngân Kế Bộ Quốc phòng) | |
Nhiệm kỳ | 7/1958 – 8/1964 |
Cấp bậc | -Thiếu tá (7/1958) -Trung tá |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam Cộng hòa |
Sinh | 8 tháng 12 năm 1923 Hải Dương, Liên bang Đông Dương |
Mất | 15 tháng 9, 1974 Phan Rang, Việt Nam Cộng hòa | (50 tuổi)
Nguyên nhân mất | Tử nạn |
Nghề nghiệp | Quân nhân |
Dân tộc | Kinh |
Vợ | Đỗ Thị Phụng |
Con cái | 8 người con (4 trai, 4 gái) |
Học vấn | -Tú tài toàn phần -Cử nhân Luật |
Alma mater | -Trường Trung học Pháp ngư tại Hải Dương và Hà Nội -Trường Đại học Luật khoa Hà Nội -Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức -Trường Cao đẳng Quân nhu tại Paris, Pháp |
Quê quán | Bắc Kỳ |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Quân lực VNCH |
Phục vụ | Việt Nam Cộng hòa |
Năm tại ngũ | 1952-1974 |
Cấp bậc | Chuẩn tướng |
Đơn vị | Bộ Quốc phòng |
Chỉ huy | Quân đội Quốc gia Quân lực VNCH |
Tặng thưởng | B.Quốc H.Chương IV[1] |
Bùi Quý Cảo (1923-1974), nguyên là một sĩ quan cao cấp chuyên ngành trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông xuất thân là một Luật sư, được trưng dụng vào Quân đội. Sau khi tốt nghiệp khóa học tại trường Sĩ quan Trừ bị do Chính phủ Quốc gia mở ra ở miền Nam, ông được chọn vào ngành Hành chính Tài chính và đó cũng là chuyên môn của ông suốt thời gian phục vụ trong Quân đội. Năm 1974, khi đang là Đại tá Trưởng đoàn Quân sự Ban Liên hợp Quân sự 2 bên thuộc Khu 2 miền Trung, ông bị tử nạn trong khi thi hành công vụ, được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng.
Tiểu sử & Binh nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1923 trong một gia đình Nho học có cuộc sống kinh tế khá giả tại Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. Học qua các trường Trung học chương trình Pháp tại Hải Dương và Hà Nội. Năm 1943 tốt nghiệp Trung học với văn bằng Tú tài toàn phần. Năm 1946 tốt nghiệp Đại học Luật khoa chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Cử nhân Luật. Được bổ dụng làm công chức trong ngành Tư pháp tại Hà nội một thời gian trước khi gia nhập quân đội.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Hạ tuần tháng 9 năm 1952, ông được động viên và trưng dụng vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 43/300.277. Theo học khóa 2 Phụng Sự tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1952. Ngày 1 tháng 4 năm 1953 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường ông được điều động về phục vụ tại Nha Quân nhu của Đệ Tam Quân khu. Tháng 9 năm 1953, ông được cử đi du học ở trường Cao đẳng Quân nhu tại Paris, Pháp.[2] Tháng 6 năm 1954, tốt nghiệp về nước ông được thăng cấp Trung úy, tiếp tục phục vụ tại Nha Quân nhu.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
[sửa | sửa mã nguồn]Cuối năm 1955, sau khi Quân đội Quốc gia đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử làm Chánh sự vụ Sở Quân nhu rộng quyền miền Duyên hải Nha Trang. Qua tháng 7 năm 1956, ông được thăng cấp Đại úy giữ chức vụ phó Giám đốc Phân nha Hành chính thuộc Nha Quân nhu tại Sài Gòn.
Trung tuần tháng 7 năm 1958, ông được thăng cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha Ngân sách thuộc Tổng nha Hành-Ngân-Kế thuộc Bộ Quốc phòng. Đến tháng 8 năm 1962, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Tháng 8 năm 1964, ông chuyển sang giữ chức vụ Giám đốc Nha Tài chính thuộc Tổng nha Tài chính & Thanh tra Quân phí.
Thượng tuần tháng 7 năm 1966, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tổng nha Tài chính & Thanh tra Quân phí trực thuộc Bộ quốc phòng, thay thế Đại tá Dương Hồng Tuân được cử làm Phụ tá Hành chính Phủ Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, xếp ngang cấp Thứ trưởng.
Tháng 11 năm 1967, ông được cử làm Trưởng đoàn du hành quan sát các Cơ sở Tài chính của Quân lực Hoàng gia Thái Lan và Trung Hoa Dân Quốc.
Tháng giêng năm 1968, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 5 cùng năm, ông được chỉ định Xử lý thường vụ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng nha Tài chính & Thanh tra Quân phí. Tháng 11 cuối năm, ông được cử làm Trưởng đoàn du hành quan sát các Cơ sở Tài chính của Quân đội Đại Hàn. Tháng giêng năm 1969, ông được bổ nhiệm chính thức chức vụ Tổng giám đốc Tổng nha Tài chính & Thanh tra Quân phí.[3]
Đầu tháng 4 năm 1972, ông được lệnh bàn giao chức vụ Tổng Giám đốc lại cho Ông Châu Kim Nhân (nguyên Tổng giám đốc cơ quan Mãi dịch Trung ương phủ Thủ tướng). Tháng 10 cùng năm, ông được cử làm Phụ tá Pháp lý Tư lệnh phó Quân khu 1 tại Đà Nẵng. Đến tháng 2 năm 1973, ông kiêm chức Trưởng đoàn Quân sự Ban Liên hợp 2 bên Khu 2 Đà Nẵng.
Tử nạn
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 15 tháng 9 năm 1974, trong khi đi công tác từ Đà Nẵng vào Sài Gòn bằng Phi cơ Boeing 727 mang số VN 7065 của Hàng không Việt Nam, bị không tặc cướp và cho nổ lựu đạn khi máy bay đang ở độ cao 1.000 bộ trên không phận phi trường Bửu Sơn Phan Rang vào lúc 11 giờ trưa, khiến cho 62 hành khách và 8 nhân viên phi hành đoàn thiệt mạng. Ông bị tử nạn, hưởng dương 51 tuổi.
Ông được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng và truy tặng Đệ Tứ đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.
Tang lễ được cử hành trọng thể theo Lễ nghi Quân cách của một tướng lĩnh.
Huy chương
[sửa | sửa mã nguồn]-Huân chương Bảo quốc đệ tam đẳng (truy tặng).
-Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu (truy tặng).
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]- Phu nhân: Bà Đỗ Thị Phụng - Ông bà có tám người con gồm 4 trai, 4 gái.[4]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương.
- ^ Sĩ quan tốt nghiệp trường Cao đẳng Quân nhu Pháp (1953), về sau này đều là sĩ quan cao cấp cấp phục vụ các ngành Hành chính Tài chính, Tiếp vận v.v... trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau đây là danh sách các Đại tá:
-Nguyễn Hữu Đính (Sinh năm 1927 tại Hà Nội, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định. Sau cùng là Cục trưởng Cục Quân tiếp vụ).
-Hồ Văn Di Hinh (Sinh năm 1928 tại Vĩnh Bình, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định. Sau cùng là Cục trưởng Cục Quân nhu).
-Hà Dương Hoán (Sinh năm 1928 tại Sơn Tây, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định. Sau cùng là Tham mưu phó Hành chính Không quân).
-Vũ Văn Khiên (Sinh năm 1924 tại Hà Đông, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định. Sau cùng là Ủy viên Chính phủ Tòa án Mặt trận Quân khu 3).
-Nguyễn Sùng (Sinh năm 1915 tại Sơn Tây, Sĩ quan đồng hóa. Sau cùng là Giám đốc Tài chính Bộ Quốc phòng).
-Tạ Xuân Thuận (Sinh năm 1918, Sĩ quan đồng hóa. Sau cùng là Giám đốc Nha Quân tiếp vụ từ 1956-1962).
-Đỗ Tùng (Sinh năm 1922 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc phòng).
-Nguyễn Văn Kim (Sinh năm 1924 tại Hà Nội, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định. Sau cùng là Giám đốc Nha Hành-Ngân-Kế Bộ Quốc phòng).
-Nguyễn Lương Tài, Sĩ quan đồng hóa. Sau cùng là Giám đốc Nha Thanh tra Quân phí Bộ Quốc phòng).
-Dương Hồng Tuân (Sinh năm 1925 tại Hà Đông, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định. Sau cùng là Đổng lý Văn phòng Phủ Thủ tướng). - ^ Thời điểm Đại tá Bùi Quý Cảo làm Tổng Giám đốc, các sĩ quan giữ chức vụ tại Tổng Nha như sau:
-Trung tá Phạm Đỗ Thành (Sinh năm 1923 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 3 Sĩ quan Thủ Đức. Giám đốc Nha Hành chính Pháp chế, sau lên Đại tá).
-Trung tá Bửu Trang (Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định. Giám đốc Nha Tài chính, sau lên Đại tá).
-Trung tá Nguyễn Lương Tài (Giám đốc Nha Thanh tra Quân phí, sau lên Đại tá).
-Trung tá Trương Sĩ Dần (Sĩ quan Trưng dụng. Chánh sự vụ Sở Tổng vụ, sau lên Đại tá).
-Trung tá Nguyễn Mạnh Đĩnh (Sinh năm 1931 tại Hải Dương, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Chánh sự vụ Sở Nghiên cứu và Huấn luyện, sau lên Đại tá).
-Trung tá Nguyễn Văn Hạp (Sinh năm 1918 tại Kiến An, Sĩ quan Trưng dụng. Giám đốc Trung tâm Chuẩn chi, sau lên Đại tá).
-Trung tá Đào Văn Nguyên (Sinh năm 1923, Sĩ quan đồng hóa. Chỉ huy trưởng trường Hành chính Tài chính Gò Vấp, sau lên Đại tá).
-Các sĩ quan trách nhiệm chi nhánh HCTC tại Địa phương:
-Trung tá Nguyễn Văn Phiên (Sinh năm 1929, tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Thủ Đức. Chánh Sở Hành chính Tài chính số 1 Gò Vấp, sau lên Đại tá).
-Đại tá Phan Văn Nương (Sinh năm 1928 tại Quảng Bình, tốt nghiệp Võ bị Địa phương Trung Việt, Huế. Chánh Sở Hành chính Tài chính số 2 Đà Nẵng).
-Trung tá Phạm Đình Thế (Sinh năm 1924, tốt nghiệp khóa 3 Sĩ quan Thủ Đức. Chánh sở Hành chính Tài chính số 3 Ban Mê Thuột).
-Đại tá Nguyễn Đức Hinh (Sinh năm 1929 tại Hải Dương, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định. Chánh Sở Hành chính Tài chính số 4 Nha Trang).
-Trung tá Huỳnh Văn Thưởng (Sinh năm 1923 tại An Giang, tốt nghiệp khóa 3 Sĩ quan Thủ Đức. Chánh Sở Hành chính Tài chính số 5 Cần Thơ. Năm 1974 giải ngũ làm Ủy viên trong Bộ Kinh tế).
-Trung tá Phan Đăng Hán (Sinh năm 1931 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Thủ Đức. Chánh Sở Hành chính Tài chính số 6 Gia Định, sau lên Đại tá).
-Trung tá Lê Văn Nam (Sinh năm 1919 tại Long An, Sĩ quan Trưng dụng. Chánh Sở Hành chính Tài chính số 7 Mỹ Tho).
-Trung tá Nguyễn Thế Trình (Sinh năm 1925 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 3 Sĩ quan Thủ đức. Chánh Sở Hành chính Tài chính số 8 Quy Nhơn, sau lên Đại tá).
-Trung tá Lục Phương Phước (Sinh năm 1921 tại Bến Tre, tốt nghiệp khóa 3 Sĩ quan Thủ Đức. Chánh Sở Hành chính Tài chính số 9 Tân Sơn Nhất). - ^ Có tài liệu ghi ông bà có 6 người con. Từ tháng 5/1975, bà và các con định cư ở Tp Phoenix, Tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.