Bình Hàng Trung
Bình Hàng Trung
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Bình Hàng Trung | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Đồng Tháp | ||
Huyện | Cao Lãnh | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°23′59″B 105°45′14″Đ / 10,39972°B 105,75389°Đ | |||
| |||
Diện tích | 20,49 km²[1] | ||
Dân số (1999) | |||
Tổng cộng | 12.177 người[1] | ||
Mật độ | 594 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 30118[2] | ||
Bình Hàng Trung là một xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Bình Hàng Trung có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp xã Tân Hội Trung
- Phía đông giáp xã Bình Hàng Tây
- Phía nam giáp sông Tiền
- Phía tây giáp xã Mỹ Hội
- Phía tây nam giáp thành phố Sa Đéc.
Xã có diện tích 20,49 km², dân số năm 1999 là 12.177 người[1], mật độ dân số đạt 594 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã được chia thành 4 ấp.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sau năm 1975, Bình Hàng Trung là một xã thuộc huyện Cao Lãnh.
Ngày 5 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 4-CP[3] về việc chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện lấy tên là huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười. Xã Bình Hàng Trung thuộc huyện Cao Lãnh.
Ngày 23 tháng 2 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 13-HĐBT[4] về việc thành lập thị xã Cao Lãnh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Cao Lãnh. Xã Bình Hàng Trung thuộc huyện Cao Lãnh.
Ngày 27 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 77-HĐBT[5] về việc thành lập xã Tân Hội Trung trên cơ sở tách 1.876,95 hécta diện tích tự nhiên với 2. 512 nhân khẩu của xã Bình Hàng Trung.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Bình Hàng Trung có 3.749,01 hécta diện tích tự nhiên và 8.767 nhân khẩu.
Kinh tế - xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Diện tích xã Bình Hàng Trung trải dài dọc theo bờ sông Cái Bèo. Ấp có diện tích lớn nhất là ấp 3.
Xã có một vài địa danh nhỏ như: Chợ Cũ, Bốn Miệng, Kiến Văn,...
Dân số
[sửa | sửa mã nguồn]Khoảng 6.000 người (2020).
Giáo dục - y tế
[sửa | sửa mã nguồn]- Trạm Y Tế Xã Bình Hàng Trung tại ấp 4
- Trường Tiểu học Bình Hàng Trung 1 ở ấp 4
- Trường THCS-THPT Nguyễn Văn Khải ở ấp 1
- Trường Tiểu học Bình Hàng Trung 2 (Điểm Chính) ở ấp 2
- Trường Tiểu học Bình Hàng Trung 2 (Điểm Đình) ở ấp 3.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Di tích lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Xã có một di tích lịch sử lâu đời là chùa Bảo Lâm toạ lạc tại ấp 3.
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Có quốc lộ 30 đi qua ấp 1 và ấp 4 ở phía nam.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Quyết định 4-CP năm 1981 về việc chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện: huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười và đổi tên huyện Lấp Vò thành huyện Thạnh Hưng thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Chính phủ ban hành”. Thư ký luật. 5 tháng 1 năm 1981.
- ^ “Quyết định 13-HĐBT về việc chia huyện Tam Nông thành hai huyện và thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp”. Thư viện pháp luật. 23 tháng 2 năm 1983.
- ^ “Quyết định 77-HĐBT năm 1989 về việc chia huyện Thạch Hưng và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã của huyện Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập 9 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)