Bước tới nội dung

Bão Marco (2008)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bão Marco
Bão nhiệt đới (SSHWS/NWS)
Bão Marco gần lúc mạnh nhất ở phía bắc Mexico vào ngày 6 tháng 10
Hình thành6 tháng 10 năm 2008 (2008-10-06)
Tan7 tháng 10 năm 2008 (2008-10-07)
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 1 phút:
65 mph (100 km/h)
Giật:
70 mph (110 km/h)
Áp suất thấp nhất998 mbar (hPa); 29.47 inHg
Số người chếtKhông có thương vong nào được ghi nhận
Thiệt hạiNhỏ
Vùng ảnh hưởngMexico
Một phần của Mùa bão Bắc Đại Tây Dương 2008

Bão Marco là cơn xoáy thuận nhiệt đới nhỏ nhất từng được ghi nhận và là cơn bão được đặt tên thứ 13 trong mùa bão Bắc Đại Tây Dương 2008. Marco hình thành từ 1 vùng áp thấp rộng ở vùng Tây Bắc Caribe vào cuối tháng 9 năm 2008. Chịu ảnh hưởng từ 1 sóng nhiệt đới vào ngày 4 tháng 10, 1 vùng tâm xoáy tầm thấp được hình thành trên khu vực Belize. Sau khi vượt qua vùng phía Nam của Bán đảo Yucatán và đi vào Vịnh Campeche, vùng áp thấp mạnh lên thành Áp thấp nhiệt đới Thirteen sáng sớm ngày 6 tháng 10. Áp thấp nhiệt đới nhanh chóng mạnh lên thành bão nhiệt đới và được đặt tên là "Marco" cùng ngày sau đó. Marco đạt cường độ tối đa sáng sớm ngày 7 tháng 10 với sức gió đạt 100 km/h. Vào thời điểm nay, trường gió của bão có bán kính khoảng 18,5 km tính từ tâm bão, khiến Marco trở thành xoáy thuận nhiệt đới nhỏ nhất được ghi nhận.[1][2] Vào khoảng 12:00 UTC, Marco đổ bộ khu vực đất liền gần Misantla, Veracruz. Cơn bão nhanh chóng suy yếu sau khi đổ bộ và tan sau đó cùng ngày. Do có kích thước nhỏ, Marco chỉ gây thiệt hại nhẹ; tuy nhiên, các trận mưa to của bão đã gây lũ lụt lên tới 3,05 m khiến các xa lộ bị chìm trong nước và làm hư hại nhà cửa.

Lịch sử khí tượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir–Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới, áp thấp tàn dư, nhiễu động nhiệt đới, hoặc áp thấp gió mùa

Bão Marco hình thành từ 1 vùng áp thấp rộng tại khu vực Tây Bắc Carribe vào cuối tháng 9 năm 2008. Vào ngày 4 tháng 10, 1 sóng nhiệt đới di chuyển tới khu vực này, và hệ thống đã hình thành 1 tâm xoáy trên khu vực Belize. Sự hình thành của vùng thấp ban đầu bị cản trở do có khoảng cách gần với đất liền. Khi mà vùng thấp tiến gần tới Vịnh Campeche, các dòng đối lưu nhanh chóng hình thành xung quanh nó. Vào lúc 00:00 UTC ngày 6 tháng 10, vùng thấp được nâng cấp lên thành Áp thấp nhiệt đới Thirteen khi đang ở khu vực Laguna de Términos.[2] 1 rãnh áp cao trung tâm ở phía Bắc của áp thấp đã làm nó di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc. Các nhà dự báo cho rằng áp thấp này sẽ mạnh lên trước khi đổ bộ do nó đã hình thành một dòng khí di chuyển ra ngoài ổn định, và tồn tại 1 vùng gió đứt thấp cùng với nhiệt độ bề mặt biển cao trên đường đi chuyển của áp thấp.[3] Tới 12:00 UTC, áp thấp nhiệt đới được nâng cấp thành Bão nhiệt đới Marco, một xoáy thuận nhỏ với vùng mây rộng không quá 137 km.[2]

Điều kiện thuận lợi giúp bão Marco nhanh chóng mạnh lên trong ngày 6 tháng 10. Đến sáng sớm hôm sau, bão Marco đạt cường độ mạnh nhất là 105 km/h và áp suất thấp nhất đạt 998  hPa.[2] Các dữ liệu này có được nhờ 1 nhiệm vụ theo dõi bên trong bão Marco bằng máy bay, ghi nhận được sức gió tại độ cao của máy bay là 110 km/h, tương ứng với vận tốc gió bề mặt là 98 km/h. Sau khi mạnh lên nhanh chóng, các nhà dự báo để ngỏ khả năng bão Marco tiếp tục mạnh lên thành một bão cuồng phong trước khi đổ bộ đất liền.[4] Cơn bão duy trì 1 vùng nhỏ dòng khí đối lưu cao, có đường kính trung bình khoảng 14,8 km và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc.[5] Ngay sau khi đạt cường độ mạnh nhất, bán kính vùng gió mạnh của bão đạt 18,5 km tính từ tâm bão.[6] Vào lúc 12:00 UTC, tâm bão Marco đổ bộ đất liền gần Misantla, Veracruz, với sức gió đạt 105 km/h.[2] Sau khi đổ bộ, Marco nhanh chóng suy yếu,[7] và trở thành 1 áp thấp nhiệt đới 6 giờ sau đó. Vùng áp thấp nhỏ này đã tan sau đó cùng ngày trên vùng núi Mexico.[2]

Chuẩn bị và tác động

[sửa | sửa mã nguồn]
Bão Marco (giữa), Norbert (bên trái dưới cùng), và vùng thấp sau đó trở thành Odile (dưới cùng) vào ngày 6 tháng 10.

Sau khi bão hình thành, Chính phủ Mexico đã đưa ra cảnh báo bão nhiệt đới cho vùng biển Vịnh Mexico từ Tuxpan tới Punta El Lagarto.[8] Trong chiều cùng ngày chính phủ cũng đã ban bố cảnh báo theo dõi bão cuồng phong với vùng biển giữa Cabo Rojo và Veracruz, và mở rộng cảnh báo bão nhiệt đới lên phía Bắc tới Cabo Rojo.[9] Các trường học được cho đóng cửa và 200 nơi tránh trú bão được mở ra.[10] Ước tính khoảng 3.000 người đã phải sơ tán khỏi những nơi trũng thấp dọc bờ biển.[11] Các binh sĩ quân đội phải sử dụng xe buýt trường học để chở người dân tới nơi sơ tán.[10] Bão Marco hình thành tại khu vực dầu mỏ chính của Mexico,[12] khiến 33 công nhân từ 4 giàn khoan dầu phải sơ tán. 6 giếng khoan dầu và nhà máy xử lý khí tự nhiên cũng phải đóng cửa tại Veracruz.[10] Bộ Thông tin và Vận tải Mexico cũng đã ra lệnh các cảng biển NautlaAlvarado không tiếp nhận thêm các tàu thuyền nhỏ để đề phòng thiệt hại.[10]

Marco ngay sau khi trở thành bão nhiệt đới ngày 6 tháng 10

Khi đổ bộ, bão gây mưa to với lượng mưa đạt cao nhất 201 mm tại El Pujal, San Luis Potosí[2][13] gây lũ lụt tại một số thị trấn ven biển gần Veracruz khiến người dân phải di tản lên vùng đất cao.[14] Mưa do bão Marco làm phức tạp thêm tình hình lũ tại những khu vực trước đó đã phải chịu lũ lụt nặng nề.[10] Theo 1 khảo sát về thiệt hại sau bão ở Veracruz, 2 con sông Quilate và Tenoch đã tràn đê do lượng mưa lớn từ bão Marco.[15] 1 trong 2 con sông này đã khiến 2 thị trấn Minatitlan và Hidalgotitlan ngập trong nước lũ cao 3 m.[10] Các đường xa lộ dọc bờ biển Veracruz cũng bị ngập.[16] 250 ngôi nhà khác cũng bị ngập do nước lũ tràn vào bờ từ 1 con sông và 1 hồ gần đó.[17] 13 đô thị tại Veracruz đã chịu ảnh hưởng bởi Marco. Tại Vega de Alatorre, 77 người đã phải sơ tán tới các khu tránh bão gần kề sau khi nhà của họ ngập trong nước lũ. 3 trận lở đất cũng được ghi nhận tại Misantla Colipa nhưng không gây thiệt hại gì.[18] Nói chung, thiệt hại do bão Marco không lớn, chỉ gây hư hại nhẹ, và trong số khoảng 400.000 người dân không có ai bị thương.[2][19]

Sau bão Marco, Ban Điều phối Bảo vệ Công dân của Bộ Nội vụ đã ban bố tình trạng khẩn cấp cho 48 đô thị tại Veracruz.[20][21][22] Các hàng hóa cứu trợ được vận chuyển tới khu vực bị ảnh hưởng cho tới ngày 9 tháng 10. Chính phủ Mexico thống kê rằng 4.700 chiếc chăn, 2.900 tấm đệm, 5.554 chai nước (mỗi chai chứa 500 ml), 260.000 hộp sữa, 250.000 gói bánh quy và 12.400 thùng dụng cụ học tập đã được phân phát.[23]

Xoáy thuận nhiệt đới nhỏ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc 00:52 UTC ngày 7 tháng 10, sức gió của Marco vươn xa khỏi tâm bão khoảng 18,5 km khiến Marco trở thành xoáy thuận nhiệt đới nhỏ nhất từng được ghi nhận, vượt qua kỷ lục trước đó của Bão Tracy vào ngày 24 tháng 12 năm 1974 với sức gió trong khoảng 48 km.[1][2][24]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Neal Dorst (ngày 29 tháng 5 năm 2009). “Subject: E5) Which are the largest and smallest tropical cyclones on record?”. National Hurricane Center. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ a b c d e f g h i James L. Franklin (ngày 4 tháng 11 năm 2008). “Tropical Cyclone Report: Tropical Storm Marco” (PDF). National Hurricane Center. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ Richard J. Pasch; Jamie Rhome (ngày 6 tháng 10 năm 2008). “Tropical Depression Thirteen Discussion One”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  4. ^ Richard J. Pasch; Jamie Rhome (ngày 6 tháng 10 năm 2008). “Tropical Storm Marco Discussion Two”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ Stacy R. Stewart (ngày 7 tháng 10 năm 2008). “Tropical Storm Marco Discussion Three”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ Richard J. Pasch; Jamie Rhome (ngày 7 tháng 10 năm 2008). “Tropical Storm Marco Discussion Five”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ Richard J. Pasch; Jamie Rhome (ngày 7 tháng 10 năm 2008). “Tropical Depression Marco Discussion Six”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  8. ^ Richard J. Pasch; Jamie Rhome (ngày 6 tháng 10 năm 2008). “Tropical Depression Thirteen Public Advisory One”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  9. ^ Richard J. Pasch; Jamie Rhome (ngày 6 tháng 10 năm 2008). “Tropical Storm Marco Public Advisory Two”. National Hurricane Center. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  10. ^ a b c d e f “Tropical Storm Marco hits Mexico's Gulf coast”. USA Today. Associated Press. ngày 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  11. ^ “Tropical Storm Marco hits Mexico's Gulf coast”. MSNBC. Associated Press. ngày 8 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  12. ^ Robert Campbell (ngày 6 tháng 10 năm 2008). “Tropical storm Marco forms near Mexico oil fields”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2008.
  13. ^ “41st Session Country Report: Mexico” (bằng tiếng Tây Ban Nha). World Meteorological Organization. 2009. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2009.
  14. ^ “Tropical Storm Marco lashes Mexico's Gulf coast”. Reuters. ngày 7 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2008.
  15. ^ “Press Release” (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Government of Veracruz. ngày 7 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2009.
  16. ^ Adventist Development and Relief Agency International (ngày 10 tháng 10 năm 2008). “Mexico: Heavy rains flood Tabasco and Veracruz, ADRA responds”. ReliefWeb. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
  17. ^ A. Timoteo, R. Villalba, R. López, S. Ocampo, M. Habana, S. Maldonado y E. Argüelles (ngày 9 tháng 10 năm 2008). “Veracruz: causa Marco inundaciones y crecidas de ríos en 14 municipios”. La Jornada (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2009.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  18. ^ “Tormenta "Marcos" afecta 13 municipios de Veracruz” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Millennium Publishing Group. Notimex. ngày 7 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2009.
  19. ^ “Tropical Storm Marco hits Mexican coast, 2,000 people evacuated”. CCTV International. Xinhua News Agency. ngày 10 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  20. ^ “Causa graves daños tormenta "Marco" en Veracruz”. El Siglo de Torreón (bằng tiếng Tây Ban Nha). Notimex en Xalapa. ngày 8 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
  21. ^ “Solicita Veracruz declaratoria de emergencia para 14 municipios”. Revista Fundamentos (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 8 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
  22. ^ Karla Cancino (ngày 11 tháng 11 năm 2008). “Inundaciones, crónica de una tragedia”. ImagenDelGolfo.com.mx (bằng tiếng Tây Ban Nha). Xalapa: Agencia Imagen del Golfo. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  23. ^ “Continúa distribución de víveres a afectados por lluvias en Veracruz”. La Crónica de Hoy (bằng tiếng Tây Ban Nha). Notimex en Xalapa. ngày 9 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
  24. ^ National Hurricane Center (2009). “Atlantic Best Tracks, 1851 to 2008”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]