Bước tới nội dung

Bát quái Dương Châu

32°24′03″B 119°25′34″Đ / 32,4008°B 119,426°Đ / 32.4008; 119.4260
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
A stone sculpture of the eight eccentrics
Tác phẩm điêu khắc mô tả Dương Châu bát quái trong Nhà tưởng niệm

Bát quái Dương Châu hay Dương Châu bát quái (giản thể: 扬州八怪; phồn thể: 揚州八怪; bính âm: Yángzhoū Bā Guài; nghĩa đen 'Tám người lập dị của Dương Châu') là tên của một nhóm họa sĩ Trung Quốc vào thế kỷ 18 nổi tiếng dưới triều đại nhà Thanh vì tôn sùng và có thành tựu cao trong một trường phái hội họa cách tân, gọi là "Dương Châu họa phái" (giản thể: 扬州画派; phồn thể: 揚州畫派; nghĩa đen 'Trường phái hội họa Dương Châu').[1] Mặc dù mang nghĩa đen "Tám người lập dị của Dương Châu", nhưng đến nay thuật ngữ này thường dùng để chỉ chung cho cả một nhóm 15 họa sĩ cùng theo trường phái nghệ thuật trên.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

"Bát quái Dương Châu" là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm họa sĩ xuất thân từ nhiều nơi khác nhau nhưng lại sinh hoạt lâu dài và hoạt động sáng tác ở phủ Dương Châu (扬州府)[a] từ những năm giữa niên hiệu Khang Hi đến những năm cuối niên hiệu Càn Long.[2] Hơn nữa, tư tưởng, hành vi và phong cách nghệ thuật của họ đều không bị bó buộc bởi các phép xưa lệ cũ hay các quy ước của triều đại đương thời, rất khác biệt với các họa sĩ khác. Theo một số nghiên cứu ghi nhận, khái niệm Bát quái Dương Châu xuất hiện lần đầu tiên trong "Dương Châu họa uyển lục" (giản thể: 扬州画苑录; phồn thể: 揚州畫苑錄; nghĩa đen 'Ghi chép về giới hội họa Dương Châu') của họa sĩ Uông Quân (汪鋆) vào cuối thời Thanh.[3] Tuy nhiên, một số bằng chứng chỉ ra rằng, Kim An Thành đã nhắc đến "Bát quái Dương Châu" sớm hơn cả Uông Quân ba mươi năm. Đến năm 2012, một bài nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về việc Dương Đạc mới là người ghi chép về "bát quái" sớm nhất.[4] Ban đầu, khái niệm "quái" này mang ý nghĩa châm biếm, nhưng càng về sau trường phái hội họa cách tân và bản thân các họa sĩ theo trường phái này dần được công chúng công nhận, từ "bát quái" dần được dùng với ý khen ngợi.[3][5]

Mặc dù được gọi là "Bát quái Dương Châu", nhưng thực tế danh tính và số họa sĩ được nhắc đến lại không đồng nhất ở nhiều nguồn.[5] Trong "Âu Bát La thất thư họa mục quá khảo" của Lý Ngọc Phân, khái niệm này dùng để gọi 8 người Uông Sĩ Thận, Kim Nông, Hoàng Thận, Cao Tường, Lý Thiện, Trịnh Tiếp, Lý Phương Ưng, La Sính. Nếu tổng hợp từ các nguồn khác như "Dương Châu họa uyển lục", "Thiên Ẩn đường tập", "Ái Nhật Ngâm Lư thư họa bổ lục", "Cổ họa vi" và "Lịch sử Hội họa Trung Quốc", có đến tất cả 15 người được nhắc đến dưới danh nghĩa "Bát quái Dương Châu".[6] Phần lớn các nguồn đều chọn dùng kiến giải của Lý Ngọc Phân trong "Âu Bát La thất thư họa mục quá khảo",[7][8] một số khác thì có thêm Hoa Nham,[9][10] Cao Phượng Hàn,[11][12] Biên Thọ Dân,[13][14] Trần Soạn,[13] Mẫn Trinh, Lý Miễn, Dương Pháp.[15] Ngày nay, giới học thuật gần như đi đến nhận thức chung là "Bát quái Dương Châu" không chỉ dùng để chỉ riêng 8 người, mà là tất cả 15 người thuộc "Dương Châu họa phái".[16][17] Tại Nhà tưởng niệm Bát quái Dương Châu (扬州八怪纪念馆) có tác phẩm điêu khác tượng cả 15 người cũng như trưng bày bộ sưu tập tác phẩm còn sót lại của "Bát quái Dương Châu".[6]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]
A painting of a cat by Jin Nong
Bức vẽ mèo và cây trúc bằng mực và màu trên giấy của Kim Nông
Tranh của Cao Phượng Hàn: (trên): Hoa tuyết trong núi sa mạc, (phía dưới): Học dưới bóng cây ngô đồng
Tên Thời gian sống Quê quán
Phiên âm Chữ Hán Sinh Mất
8 họa sĩ thường được công nhận
Kim Nông 金农 1687 1763 Hàng Châu, Chiết Giang
Hoàng Thận 黃慎 1687 1768 Ninh Hóa, Phúc Kiến
Cao Tường 高翔 1688 1753 Dương Châu, Giang Tô
Lý Thiện 李鱓 1686 1762 Hưng Hóa, phủ Dương Châu (nay thuộc Thái Châu, Giang Tô)
Trịnh Tiếp 郑燮 1693 1766
Lý Phương Ưng 李方膺 1695 1755 Nam Thông, Giang Tô
Uông Sĩ Thận 汪士慎 1686 1759 Hấp, An Huy
La Sính 羅聘 1733 1799
7 họa sĩ khác
Hoa Nham 華嵒 1682 1756 Thượng Hàng, Phúc Kiến
Cao Phượng Hàn 高凤翰 1683 1749 Giao Châu, Sơn Đông
Biên Thọ Dân 边寿民 1684 1752 Hoài An, Giang Tô
Trần Soạn 陈撰 1678 1758 Ngân Châu, Chiết Giang
Mẫn Trinh 閔貞 1730 Không rõ Vũ Huyệt, Hồ Bắc
Lý Miễn 李葂 1705 1755 Hoài Ninh, An Huy
Dương Pháp 楊法 1696 1748 Nam Kinh, Giang Tô
  1. ^ Phủ Dương Châu là một phủ cũ của Trung Quốc thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay, được thành lập và duy trì dưới thời nhà Minhnhà Thanh. Vào thời Thanh, địa phận của phủ Dương Châu tương đương với phía Nam huyện Bảo Ứng, phía bắc Trường Giang, phía Tây Đông Đài và phía Đông Nghi Chinh ngày nay.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lưu Mặc (2004), tr. 212.
  2. ^ Ông Chân Như (2020), tr. 44.
  3. ^ a b Sơ Quốc Khanh (2015), tr. 51.
  4. ^ Vương Hán, 王漢 (tháng 6 năm 2012). “楊鐸最早記載"八怪" [Dương Đạc ghi chép "Bát quái Dương Châu" sớm nhất]. 古籍整理硏究學刊 [Tạp chí Nghiên cứu chỉnh lý sách cổ]. 160: 99–101. ISSN 1009-1017.
  5. ^ a b Vương Phượng Châu (1991), tr. 2.
  6. ^ a b Vương Vĩ Khang (2005), tr. 165.
  7. ^ Dương Hải Như (2016), tr. 185.
  8. ^ Dịch Kính Vinh (2006), tr. 150.
  9. ^ Elkins (2019), tr. 70.
  10. ^ Dư Huy (2014), tr. 255.
  11. ^ Thi Tử Thanh (2008), tr. 160.
  12. ^ Sơ Quốc Khanh (2015), tr. 78.
  13. ^ a b Vương Bá Mẫn (1987), tr. 207.
  14. ^ Lý Hiểu Đình & Thái Bồng Dương (2001), tr. 53.
  15. ^ Lý Phúc Thuận (2011), tr. 176.
  16. ^ Sơ Quốc Khanh (2015), tr. 52.
  17. ^ Vương Ninh Ninh (2017), tr. 27.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dịch Kính Vinh, 易镜荣 (2006). 美术欣赏 [Thưởng thức Mỹ thuật] (bằng tiếng Trung). Công ty xuất bản Đại học Thanh Hoa. ISBN 9787302122678.
  • Dư Huy, 余辉 (1 tháng 8 năm 2014). 画马两千年 [Hai ngàn năm tranh vẽ ngựa] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Thư họa Thượng Hải. ISBN 9787547908532.
  • Dương Hải Như, 楊海如 (1 tháng 1 năm 2016). 錢湖風韻 [Tiễn Hồ phong vận] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Ninh Ba. ISBN 9787552621822.
  • Elkins, James (1 tháng 4 năm 2019). 西方艺术史中的中国山水画 [Tranh phong cảnh Trung Quốc trong lịch sử nghệ thuật phương Tây] (bằng tiếng Trung). Lý Y Tình, 李伊晴 biên dịch. Beijing Book Co. Inc. ISBN 9787547917404.
  • Lưu Mặc, 刘墨 (2004). 插图中国书画艺术 [Minh họa nghệ thuật thư pháp và hội họa Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Tế Nam. ISBN 9787806299319.
  • Lý Hiểu Đình, 李晓廷; Thái Bồng Dương, 蔡芃洋 (2001). 花之寺僧: 罗聘传 [Hoa chi tự tăng: La Sính truyện] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải. ISBN 9787208038561.
  • Lý Phúc Thuận, 李福顺 (1 tháng 1 năm 2011). 扬州八怪 [Bát quái Dương Châu]. 绘画史话 [Câu chuyện lịch sử Hội họa] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học xã hội. ISBN 9787509728383.
  • Ngưu Chí Cao, 牛志高 (1 tháng 12 năm 2014). 金农 [Kim Nông]. 中国历代名家作品精选 [Tuyển tập tác phẩm của các danh gia Trung Quốc qua các triều đại] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Mỹ thuật An Huy. ISBN 9787539853765.
  • Ông Chân Như, 翁真如 (2 tháng 9 năm 2020). 中國畫入門 [Nhập môn Hội họa Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Hồng Kông: Trung Hoa thư cụ. ISBN 9789888675647.
  • Sơ Quốc Khanh, 初國卿 (1 tháng 9 năm 2015). 鄭板橋:絕世風流 [Trịnh Bản Kiều: tuyệt thế phong lưu] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Liêu Ninh. ISBN 9787205083496.
  • Thi Tử Thanh, 施子清 (2008). 書法經緯 [Thư pháp kinh vĩ] (bằng tiếng Trung). Công ty hữu hạn Thư viện Thiên địa. ISBN 9789882119956.
  • Vương Bá Mẫn, 王伯敏 biên tập (1987). 中国美术通史 [Lịch sử tổng quát Mỹ thuật Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Giáo dục Sơn Đông. ISBN 9787532800018.
  • Vương Ninh Ninh, 王宁宁 (1 tháng 1 năm 2017). 近代扬州文人群体研究(1840-1945) [Nghiên cứu Nhóm văn nhân ở Dương Châu hiện đại (1840-1945)] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học xã hội. ISBN 978-7-5201-0519-4.
  • Vương Phượng Châu, 王凤珠 (1991). 扬州八怪现存画目 [Những tác phẩm hiện còn của Bát quái Dương Châu] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Mỹ thuật Giang Tô. ISBN 9787534402074.
  • Vương Vĩ Khang, 王伟康 (2005). 康乾盛世扬州文明的实录: 《扬州画舫录》研究 [Thực lục về nên văn minh Dương Châu thời Khang Càn thịnh thế: nghiên cứu về "Dương Châu họa phảng lục"] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn Liên Trung Quốc. ISBN 9787505951747.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]