Bước tới nội dung

Bán nguyệt san Tuổi Hoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tuổi Hoa
Trang bìa Bằng an dưới thế cho người thiện tâm trên bán nguyệt san Tuổi Hoa số 191 mừng Giáng Sinh qua nét vẽ Võ Hùng Kiệt.
Loại hìnhTạp chí thanh thiếu niên
Chủ sở hữuTrung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Tuổi Hoa
Tổng biên tậpNguyễn Trường Sơn (Chân Tín)
Thành lập1962
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Hán
Tiếng Pháp
Tiếng Anh
Trụ sởNhà sách Đức Mẹ, Số 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa Việt Nam Cộng hòa
Websitehttps://www.facebook.com/tstuoihoa

Bán nguyệt san Tuổi Hoa (mã xuất bản: 47 UBKD) là một tạp chí dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, phát hành tại Sài Gòn các giai đoạn 1962 - 1975 và 1986 - 2000[1].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban biên tập tòa soạn tạp chí Tuổi Hoa không cố định, ý tưởng thành lập do linh mục Stêphanô Chân Tín và mọi hoạt động ấn loát sau đó đều do sự yểm trợ của Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế (tọa lạc số 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Sài Gòn thuộc Giáo phận Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp)[2].

Niên biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Với nhan đề Nguyệt san Tuổi Hoa và tiêu đề ban sơ "Truyện nhi đồng tuổi hoa", tạp chí xuất bản số 1 vào tháng 6 năm 1962 và đều đặn mỗi tháng 1 kỳ. Kể từ số 36 tăng lên nửa tháng 1 kỳ kèm nhan đề mới cố định Bán nguyệt san Tuổi Hoa. Số cuối cùng (233) phát hành tháng 4 năm 1975 và tòa soạn cũng giải tán, Tủ sách Tuổi Hoa được bàn giao Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế lưu trữ và duy trì. Mùa hè năm 2017, Tủ sách Tuổi Hoa được Nhà xuất bản Phương ĐôngPhương Nam Book tái ấn hành[3].

Ngày 1 tháng 2 năm 1986 (tết nguyên đán Bính Dần), tạp chí được tái phát hành tại Bắc Mỹ dưới nhan đề Nguyệt san Tuổi Hoa do văn sĩ Quyên Di chủ xướng, còn gọi Tuổi Hoa hải ngoại để tránh lẫn Tuổi Hoa quốc nội tại Sài Gòn. Tạp chí lưu hành đến số 15 (tháng 10 năm 1989) thì ngưng.

Tháng 5 năm 1994 (tết nguyên đán Canh Thìn), Nguyệt san Tuổi Hoa tục bản và đến số 20 (tháng 2 năm 2000) thì ngưng hoàn toàn.

Thứ tự Niên hạn Tiêu đề
1
1962 - 1965
Truyện nhi-đồng tuổi-hoa
2
1965 - 1971
Tạp-chí giáo-dục giải-trí thanh-thiếu-niên

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]
Một trang giới thiệu Tủ sách Tuổi Hoa.
Bài báo Nghệ-thuật chơi tem - Những con tem đoạt giải của ViVi.
Tranh truyện Kỳ Anh - Điệp vụ dưới đáy bể của họa sĩ Đoàn Đức Tiên.

Trong những số phát hành thời Đệ nhất Cộng hòa, Nguyệt san Tuổi Hoa chủ yếu gồm những truyện ngắn, truyện vừa của tác giả Việt Nam hoặc truyện dịch, kèm vài mẩu tin vắn về hoạt động xã hội của thanh thiếu niên.

Thời Đệ nhị Cộng hòa, do chính sách tự do báo chí cùng tỉ lệ quan tâm rất lớn của độc giả nhỏ tuổi, Bán nguyệt san Tuổi Hoa chuyển hẳn sang công tác hướng đạogiải trí thanh thiếu niên, bên cạnh việc mở mang khổ báo, chương mục, thêm màu, và còn kiến tạo nhiều sự kiện thực tếchứng chỉ cho giới trẻ, đặc biệt các khu vực Gia Định, Biên Hòa, Vũng Tàu, Huế. Nhiều biên tập viên, cộng tác viên của tòa soạn là thành viên các tổ chức hướng đạo, thậm chí viết báo trong thời gian thi hành quân dịch, có nhiều bài được gửi thẳng từ chiến trường về đăng.

Từ năm 1969, tòa soạn lập thêm Tủ sách Tuổi Hoa nhằm khuyến khích sức đọc trong giới trẻ. Từ năm 1971 lại xuất hiện dòng Tranh truyện Tuổi Hoa gồm nhiều tay vẽ trẻ với phong cách rất đa dạng, cá biệt có trường hợp đang khoác áo lính[4].

Thứ tự Chuyên mục
1
Truyện ngắn Tuổi Hoa
2
Vui cười
3
Vườn thơ Tuổi Hoa
4
Tranh truyện Tuổi Hoa
2
Đố vui
5
Bạn đọc và Tuổi Hoa
6
Dzíc dzắc
7
Đồng cỏ non
8
Truyện dài Tuổi Hoa
9
Ô chữ
10
Tin tức Tuổi Hoa
11
Hộp thư Tuổi Hoa
12
Khéo tay làm lấy
13
Tranh tô màu

Trích cú

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là mấy văn bản đã in trên bán nguyệt san Tuổi Hoa.

Chủ trương

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gia đình Tuổi Hoa
  • Lớp hội họa Tuổi Hoa[5]

Xuất phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản quyền tập san Tuổi Hoa đã phát hành từ tháng 4 năm 1975 về trước được giáo phận bàn giao cho mục sư Chân Tín. Trước lúc tạ thế, mục sư trao lại cho văn sĩ Quyên Di.

  • Tuần báo Thiếu Nhi
  • Tuần báo Thằng Bờm
  • Tạp chí Tuổi Ngọc
  • Tủ sách Tuổi Hoa[6]: Hoa Đỏ (trinh thám - phiêu lưu mạo hiểm), Hoa Xanh (tình cảm gia đình bè bạn), Hoa Tím (tình cảm nam nữ trong sáng tuổi mới lớn)
  • Tranh truyện Tuổi Hoa: Mỗi truyện chiếm từ nửa tới 4 trang báo, in mực đen, lam, hoặc tím.
  • Giáo sư, nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương: "Là người đọc sách Tuổi Hoa từ khi còn đi học ở một vùng quê miền Trung, tôi có thể tự tin mà nói với các bạn rằng những cuốn sách này là một phần kỷ niệm thời niên thiếu của tôi, khiến bây giờ gặp lại lòng thấy hân hoan như gặp những người thân yêu thời thơ dại mà mình từng sẻ chia, tin cậy. Đời người như cây, trước khi cho quả là lúc kết nụ, nở hoa, tỏa hương khoe sắc. Muốn lưu giữ những kỷ niệm đẹp một thời không quay lại, bạn hãy làm quen với tủ sách này để có thể cảm nhận những bông hoa thời niên thiếu đang nở giữa lòng mình".
  • Nhà báo Phạm Công Luận: "Lớp độc giả miền Nam yêu thích tủ sách này, nay đã bước sang tuổi 50-60 vẫn còn nhớ những cái nhan đề gợi cảm, mang đầy âm hưởng gây háo hức. Đó là: Mật lệnh U đỏ, Chiếc lá thuộc bài, Khúc Nam Ai, Thiên Hương, Lữ quán giết người..., và tên những tác giả Hoàng Đăng Cấp, Minh Quân, Bích Thủy, Kim Hài, Thùy An, Nguyễn Thái Hải... Khi tình cờ thấy lại được một cuốn sách cũ của tủ sách này, tất cả kỷ niệm đẹp đẽ như ùa về, cái thuở trong sáng đầy mơ ước hướng thiện".
  • Nhà văn Nguyễn Thái Hải, tác giả Chiếc lá thuộc bài: "Sau 50 năm, dù đã có nhiều thay đổi trong cuộc sống, hầu hết những cuốn sách trong tủ sách Tuổi Hoa vẫn khẳng định được giá trị giải trí và giáo dục, ghi lại không gian, thời gian và cuộc sống của lứa tuổi học trò trước năm 1975 ở miền Nam".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bán nguyệt san Tuổi Hoa và truyện tranh Việt Nam Cộng hòa”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ Tủ sách Tuổi Hoa
  3. ^ Khi Tủ sách Tuổi Hoa trở lại
  4. ^ Hồi ức Tuổi Hoa
  5. ^ Tủ sách Tuổi Hoa ngày xưa
  6. ^ Tủ sách Tuổi Hoa