Bước tới nội dung

Azathioprine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Azathioprine
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/ˌæzəˈθəˌprn/[1]
Tên thương mạiAzasan, Imuran và tên khác
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682167
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: D
  • US: D (Bằng chứng về rủi ro)
Dược đồ sử dụngChủ yếu qua đường miệng (đôi khi tiêm tĩnh mạch)
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng60±31%
Liên kết protein huyết tương20–30%
Chuyển hóa dược phẩmHoạt động không cần enzye, bất hoạt bởi xanthine oxidase
Chu kỳ bán rã sinh học26–80 phút (azathioprine)
3–5 giờ (thuốc và chất phản chuyển hóa)
Bài tiếtThận, 98% với chất phản chuyển hóa
Các định danh
Tên IUPAC
  • 6-[(1-Methyl-4-nitro-1H-imidazol-5-yl)sulfanyl]-7H-purine
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.006.525
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC9H7N7O2S
Khối lượng phân tử277.263 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy238 đến 245 °C (460 đến 473 °F)
SMILES
  • Cn1cnc(N(=O)=O)c1Sc2ncnc3nc[nH]c23
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C9H7N7O2S/c1-15-4-14-7(16(17)18)9(15)19-8-5-6(11-2-10-5)12-3-13-8/h2-4H,1H3,(H,10,11,12,13) ☑Y
  • Key:LMEKQMALGUDUQG-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Azathioprine (AZA), được bán dưới tên thương mại là Imuran cùng với một số những tên khác, là một loại thuốc ức chế miễn dịch.[2] Thuốc này có thể được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh u hạt Wegener, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, và trong cấy ghép thận để ngăn chặn thải loại mảnh ghép.[2][3][4] Thuốc này có thể được uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.[2]

Tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như ức chế tủy xươngnôn mửa.[2] Ức chế tủy xương xuất hiện đặc biệt phổ biến ở những người bị thiếu hụt enzyme thiopurine S-methyltransferase do di truyền.[2] Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn khác bao gồm tăng nguy cơ ung thư hạch.[2] Sử dụng thuốc trong khi mang thai có thể gây hại cho em bé.[2] Azathioprine thuộc họ thuốc tương tự purinechất phản chuyển hóa.[2][5] Chúng có hoạt tính thông qua 6-thioguanine để ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp RNA và DNA trong các tế bào.[2][5]

Azathioprine lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1957.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 7,63 đến 17,19 USD một tháng.[7] Chi phí bán buôn tại Hoa Kỳ là vào khoảng 35,34 USD mỗi tháng.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Azathioprine”. Merriam-Webster Dictionary.
  2. ^ a b c d e f g h i “Azathioprine”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Axelrad, JE; Lichtiger, S; Yajnik, V (ngày 28 tháng 5 năm 2016). “Inflammatory bowel disease and cancer: The role of inflammation, immunosuppression, and cancer treatment”. World Journal of Gastroenterology (Review). 22 (20): 4794–801. doi:10.3748/wjg.v22.i20.4794. PMC 4873872. PMID 27239106.
  4. ^ Singer, O; McCune, WJ (tháng 5 năm 2017). “Update on maintenance therapy for granulomatosis with polyangiitis and microscopic polyangiitis”. Current Opinion in Rheumatology. 29 (3): 248–253. doi:10.1097/BOR.0000000000000382. PMID 28306595.
  5. ^ a b c Sami, Naveed (2016). Autoimmune Bullous Diseases: Approach and Management (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 83. ISBN 9783319267289. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Azathioprine”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “NADAC as of 2016-12-07 | Data.Medicaid.gov”. Centers for Medicare and Medicaid Services. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2016.