Bước tới nội dung

Om

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Aum)
Ký hiệu "Om" hoặc "Aum" trong Devanagari, có biểu tượng mặt trăng và mặt trời trên cùng

Om (listen, IAST: Auṃ hay Oṃ, tiếng Phạn: ) là một âm thần bí và biểu tượng tâm linh của các tôn giáo Ấn Độ.[1][2] Nó cũng là một chân ngôn trong Ấn Độ giáo, Phật giáoJaina giáo.[3][4]

Om là một phần của biểu tượng được tìm thấy trong bản thảo thời cổ đại và trung cổ, trong các ngôi chùa, tu viện và các địa điểm tâm linh trong Ấn Độ giáo, Phật giáo và Jaina giáo.[5][6] Các biểu tượng có ý nghĩa

  1. tinh thần trong tất cả  dharma Ấn Độ, nhưng ý nghĩa của Om thay đổi theo các trường phái khác nhau trong cùng một đạo giáo và trong các đạo giáo khác nhau.

Trong Ấn Độ giáo, Om là một trong những biểu tượng tâm linh quan trọng nhất (pratima).[7][8] Nó đề cập đến Atman (linh hồn, bản ngã bên trong) và Brahman (thực tế cuối cùng, toàn bộ vũ trụ, sự thật, thần linh, tinh thần tối cao, nguyên tắc của vũ trụ, tri thức).[9][10][11] Chữ này thường được tìm thấy ở đầu và cuối chương trong Kinh Vệ-đà, Upanishads, và các kinh sách của Ấn Độ giáo.[11] Đây là một câu thần chú linh thiêng được đọc trước và khi đọc các kinh sách thiêng liêng, trong lễ cầu nguyện puja và các buổi tụng kinh, trong các nghi lễ (sanskara) như đám cưới, và đôi khi trong các hoạt động thiền định và tâm linh như Yoga.[12][13]

Các tên khác của nó là  omkara (ओंकार, oṃkāra), aumkara (औंकार, auṃkāra), và pranava (प्रणव, praṇava).[14]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ James Lochtefeld (2002), Om, The Illustrated Encyclopedia of Hinduism, Vol. 2: N-Z, Rosen Publishing.
  2. ^ Om Meriam-Webster (2013), Pronounced: \ˈōm\
  3. ^ Jan Gonda (1963), The Indian Mantra, Oriens, Vol. 16, pages 244-297
  4. ^ Julius Lipner (2010), Hindus: Their Religious Beliefs and Practices, Routledge, ISBN 978-0415456760, pages 66-67
  5. ^ T A Gopinatha Rao (1993), Elements of Hindu Iconography, Volume 2, Motilal Banarsidass, ISBN 978-8120808775, page 248
  6. ^ Sehdev Kumar (2001), A Thousand Petalled Lotus: Jain Temples of Rajasthan, ISBN 978-8170173489, page 5
  7. ^ Annette Wilke and Oliver Moebus (2011), Sound and Communication: An Aesthetic Cultural History of Sanskrit Hinduism, De Gruyter, ISBN 978-3110181593, page 435
  8. ^ Krishna Sivaraman (2008), Hindu Spirituality Vedas Through Vedanta, Motilal Banarsidass, ISBN 978-8120812543, page 433
  9. ^ David Leeming (2005), The Oxford Companion to World Mythology, Oxford University Press, ISBN 978-0195156690, page 54
  10. ^ Hajime Nakamura, A History of Early Vedānta Philosophy, Part 2, Motilal Banarsidass, ISBN 978-8120819634, page 318
  11. ^ a b Annette Wilke and Oliver Moebus (2011), Sound and Communication: An Aesthetic Cultural History of Sanskrit Hinduism, De Gruyter, ISBN 978-3110181593, pages 435-456
  12. ^ David White (2011), Yoga in Practice, Princeton University Press, ISBN 978-0691140865, pages 104-111
  13. ^ Alexander Studholme (2012), The Origins of Om Manipadme Hum: A Study of the Karandavyuha Sutra, State University of New York Press, ISBN 978-0791453902, pages 1-4
  14. ^ OM Sanskrit English Dictionary, University of Koeln, Germany

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]