Aristarchus (hố)
Tọa độ | 23°42′B 47°24′T / 23,7°B 47,4°T |
---|---|
Đường kính | 40 km (25 mi) |
Độ sâu | 3,7 km (2,3 mi) |
Kinh độ hoàn hảo | 48° lúc mặt trời mọc |
Được đặt tên theo | Aristarchus của Samos |
Aristarchus, được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Hy Lạp Aristarchos của Samos, nó là một hố Mặt Trăng (hố va chạm) nằm ở gần phía Tây Bắc của Mặt Trăng. Nó được cho là chỗ sáng nhất trên bề mặt Mặt Trăng, với suất phản chiếu gần gấp hai lần tính chất đó của Mặt Trăng. Hố sáng đến nỗi có thể nhìn thấy bằng mắt thường, và sáng hơn khi nhìn bằng kính thiên văn lớn. Hố càng dễ được nhận ra hơn khi một phần bề mặt Mặt Trăng bị ánh sáng Trái Đất bao phủ. Hố có độ sâu hơn khe núi Grand Canyon.[1]
Hố nằm ở rìa đông nam của cao nguyên Aristarchus, một khu vực đất cao mang một số tính chất của núi lửa, như có các rãnh cong. Khu vực này được báo cáo là thường xuyên xảy ra hiện tượng thuấn biến Mặt Trăng, cũng như việc thải ra khí radon được đo bởi tàu Lunar Prospector.
Hố vệ tinh
[sửa | sửa mã nguồn]Xung quanh Aristarchus là các hố nhỏ hơn, một số có thể là hố va chạm thứ hai. Hố va chạm thứ hai được tạo ra khi hố va chạm lớn phun ra các mảnh ở vận tốc lớn khi tiếp xúc bề mặt. Theo quy ước, những tính chất đó được xác định trên bản đồ bằng cách đặt từng chữ cái là tâm của các hố vệ tinh gần với hố lớn nhất.[2]
Aristarchus | Vĩ độ | Kinh độ | Đường kính |
---|---|---|---|
B | 26.3° B | 46.8° T | 7 km |
D | 23.7° B | 42.9° T | 5 km |
F | 21.7° B | 46.5° T | 18 km |
H | 22.6° B | 45.7° T | 4 km |
N | 22.8° B | 42.9° T | 3 km |
S | 19.3° B | 46.2° T | 4 km |
T | 19.6° B | 46.4° T | 4 km |
U | 19.7° B | 48.6° T | 4 km |
Z | 25.5° B | 48.4° T | 8 km |
Những hố sau đây được đặt tên lại bởi Hiệp hội IAU.
- Aristarchus A — Xem Väisälä.
- Aristarchus C — Xem Toscanelli.
-
Aristarchus F (Hình từ Lunar Orbiter 5)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ http://www.spacetelescope.org/images/opo0529j/
- ^ B. Bussey & P. Spudis (2004). The Clementine Atlas of the Moon. Cambridge University Press. ISBN 0-521-81528-2. OCLC 51738854.
- Andersson, L. E.; Whitaker, E. A. (1982). NASA Catalogue of Lunar Nomenclature. NASA RP-1097.
- Blue, Jennifer (ngày 25 tháng 7 năm 2007). “Gazetteer of Planetary Nomenclature”. USGS. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2007.
- Bussey, B.; Spudis, P. (2004). The Clementine Atlas of the Moon. New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-81528-4.
- Cocks, Elijah E.; Cocks, Josiah C. (1995). Who's Who on the Moon: A Biographical Dictionary of Lunar Nomenclature. Tudor Publishers. ISBN 978-0-936389-27-1.
- McDowell, Jonathan (ngày 15 tháng 7 năm 2007). “Lunar Nomenclature”. Jonathan's Space Report. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2007.
- Menzel, D. H.; Minnaert, M.; Levin, B.; Dollfus, A.; Bell, B. (1971). “Report on Lunar Nomenclature by the Working Group of Commission 17 of the IAU”. Space Science Reviews. 12 (2): 136–186. Bibcode:1971SSRv...12..136M. doi:10.1007/BF00171763.
- Moore, Patrick (2001). On the Moon. Sterling Publishing Co. ISBN 978-0-304-35469-6.
- Price, Fred W. (1988). The Moon Observer's Handbook. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-33500-3.
- Rükl, Antonín (1990). Atlas of the Moon. Kalmbach Books. ISBN 978-0-913135-17-4.
- Webb, Rev. T. W. (1962). Celestial Objects for Common Telescopes (ấn bản thứ 6). Dover. ISBN 978-0-486-20917-3.
- Whitaker, Ewen A. (1999). Mapping and Naming the Moon. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-62248-6.
- Wlasuk, Peter T. (2000). Observing the Moon. Springer. ISBN 978-1-85233-193-1.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Lunar Orbiter 5 acquired high-resolution images of Aristarchus: Frame 194, Frame 196, Frame 198, and Frame 200
- “Featured File: Striated Blocks in Aristarchus Crater”. Lunar Reconnaissance Orbiter. NASA. ngày 16 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
- “Southside, Aristarchus Crater”. Lunar Reconnaissance Orbiter. NASA. ngày 25 tháng 12 năm 2012.
- “Aristarchus Spectacular!”. Lunar Reconnaissance Orbiter. NASA. ngày 25 tháng 12 năm 2011.