Aptandraceae
Aptandraceae | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Core eudicots |
Bộ (ordo) | Santalales |
Họ (familia) | Aptandraceae Miers, 1853 |
Các chi | |
Xem văn bản. |
Họ Aptandraceae Miers, 1853 (đồng nghĩa Cathedraceae van Tieghem, Chaunochitonaceae van Tieghem, Harmandaceae van Tieghem) là một họ thực vật hạt kín. Họ này không được hệ thống APG III năm 2009 (không đổi so với hệ thống APG II năm 2003 và hệ thống APG năm 1998) công nhận mà chỉ coi là một phần trong họ Olacaceae s. l., nhưng được đề cập trong website của APG[1].
Các chi
[sửa | sửa mã nguồn]Họ này khi được công nhận bao gồm 8 chi với 34 loài[1][2]:
- Anacolosa (Blume) Blume: 16 loài tại vùng nhiệt đới Cựu thế giới. Tại Việt Nam có 4 loài (xun, cà mơn, xinh, xunh).
- Aptandra Miers: 4 loài, trong đó 3 tại vùng nhiệt đới châu Mỹ và 1 tại châu Phi.
- Cathedra Miers: 5 loài tại Nam Mỹ.
- Chaunochiton Benth.: 3 loài tại vùng nhiệt đới Nam Mỹ.
- Harmandia Pierre ex Baill.: 1 loài (H. mekongensis Pierre ex Baill.) tại Đông Dương và Malaysia. Tên gọi trong tiếng Việt: Mũ tai bèo, tai bèo, chìa vôi nam, ta can xoan.
- Ongokea Pierre: 1 loài (O. gore Pierre) tại vùng nhiệt đới Tây Phi.
- Phanerodiscus Cavaco: 3 loài đặc hữu Madagascar.
- Hondurodendron Ulloa & ctv.: 1 loài (H. urceolatum C. Ulloa, Nickrent, Whitefoord & D. Kelly) tại Honduras, mới được Ulloa & ctv. miêu tả năm 2010[3].
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Tất cả các thành viên trong họ này là cây bụi hay cây gỗ với các lá đơn mọc so le, có cuống lá, không lá kèm. Các dữ liệu trình tự DNA đã thông báo là có sẵn cho tất cả các chi trong họ và các mối quan hệ được được giải quyết hoàn toàn[3]. Các phân tích phân tử tạo ra hai nhánh trong phạm vi họ này.
Nhánh thứ nhất bao gồm Anacolosa, Cathedra và Phanerodiscus. Các đặc trưng chia sẻ chung của các chi trong nhánh với tổ tiên gần nhất của chúng bao gồm các tế bào bảo vệ được linhin hóa, các cánh hoa với phần dày thêm trên đỉnh, kiểu nứt bao phấn theo lỗ, các mô kết nối bao phấn thuôn dài và phấn hoa thuộc dạng lỗ dọc ngoài có 2 lỗ trong (diploporate). Cả Anacolosa và Cathedra đều có đĩa đồng trưởng bao quanh quả hạch thành thục. Mặc dù người ta có thể cho rằng Phanerodiscus, dựa theo tên khoa học của nó, cũng có đĩa đồng trưởng, nhưng tình hình trong chi này lại phức tạp hơn. Mô đĩa là đồng nhất trong các chi Anacolosa và Cathedra là không đồng trưởng. Thay vì thế, các mô không hiện diện vào lúc ra hoa mà phát triển trong quá trình tạo quả giữa đĩa và đài hoa (các quả đấu ngoại đĩa và bao quả) mở rộng nhiều và cuối cùng hình thành các tràng phồng lên bao quanh quả hạch[2].
Các thành viên của nhánh thứ hai, với Aptandra, Chaunochiton, Harmandia, Hondurodendron và Ongokea, tất cả đều có bao phấn không lợp nứt và đài hoa đồng trưởng. Các chi Aptandra, Harmandia và Ongokea cũng chia sẻ đặc trưng là các chỉ nhị hợp sinh, một đĩa tuyến giữa các nhị và các cánh hoa, và một đỉnh lỗ dọc lõm trên phấn hoa[2].
Tất cả các thành viên của họ có bầu nhụy hai ngăn ở gốc, các hốc liên mạch so le, và các hạt phấn hoa có trục theo cực ngắn hơn trục ngang. Điều đáng xem xét là xu hướng đồng trưởng ở họ Aptandraceae xảy ra ở mọi thành viên nhưng các mô chịu ảnh hưởng lại biến thiên. Sự biến thiên giữa các đơn vị phân loại trong hiệu ứng phát sinh hình thái, từ các bộ phận bên trong (đĩa) tới giữa (quả đấu bao quả) ra tới ngoài (đài hoa) của đế hoa có thể đại diện cho một đường dốc phản ứng đối với yếu tố sao chép. Tuy nhiên, không giống như các đột biến đồng biến đổi hoa điển hình, quá rình này không tạo ra sự mất đi của các bộ phận hoa (hay chuyển đổi chúng thành bộ phận khác) mà là tạo ra sự nở rộng của các cơ quan đang tồn tại hay mới[2].
Phát sinh chủng loài
[sửa | sửa mã nguồn]Phân tích miêu tả nhánh của Malécot & ctv. (2004)[4] đặt chi Harmandia vào trong phạm vi nhánh chứa các chi Aptandra, Ongokea (tông Aptandreae). Chi Hondurodendron hiện tại cũng được xếp trong nhánh chứa Aptandra, Chaunochiton, Harmandia và Ongokea.
Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Malécot V. & Nickrent D.L. 2008[5] với sự bổ sung từ Ulloa 2010[3].
Aptandraceae |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Aptandraceae trên website của APG. Tra cứu 15-1-2011.
- ^ a b c d Daniel L. Nickrent, Valéry Malécot, Romina Vidal-Russell & Joshua P. Der, 2010, A revised classification of Santalales Lưu trữ 2011-10-03 tại Wayback Machine, Taxon 59(2) 4-2010: 538-558.
- ^ a b c Ulloa C. U., D. L. Nickrent, C. Whitefoord, D. L. Kelly. 2010. Hondurodendron, a new monotypic genus of Aptandraceae from Honduras Lưu trữ 2011-04-01 tại Wayback Machine, Annals of the Missouri Botanical Garden, 97(3): 457-467.
- ^ Malécot V., Nickrent D.L., Baas P., van den Oever L. & Lobreau-Callen D. 2004. A morphological cladistic analysis of Olacaceae Lưu trữ 2010-10-25 tại Wayback Machine. Syst. Bot. 29(3): 569-586.
- ^ Malécot V. & Nickrent D.L. 2008. Molecular phylogenetic relationships of Olacaceae and related Santalales Lưu trữ 2013-02-01 tại Wayback Machine. Syst. Bot. 33(1): 97-106.