Bước tới nội dung

Ngành Rêu sừng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Anthocerotophyta)
Rêu sừng
Thời điểm hóa thạch: 90–0 triệu năm trước đây Create thượng đến nay
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Anthocerotophyta
Stotler & Stotl.-Crand.[1]
Các lớp và bộ
Danh pháp đồng nghĩa
Anthocerotae

Rêu sừng là một ngành Rêu hay thực vật không mạch có danh pháp khoa học Anthocerotophyta. Thân thực vật màu lục, phẳng của Rêu sừng là giao tử của chúng. Rêu sừng có thể được tìm thấy trên toàn cầu, mặc dù chúng có khuynh hướng chỉ phát triển ở những nơi ẩm thấp. Một số loài phát triển với số lượng lớn giống như cỏ dại trên đất trong vườn và các nơi trồng trọt. Các loài nhiệt đới và cận nhiệt đới trong chi Dendroceros có thể được tìm thấy trên vỏ cây.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Dendroceros crispus mọc trên vỏ cây.

Rêu sừng trước đây được xem là một lớp trong ngành Rêu (Bryophyta). Tuy nhiên, hiện ngành Rêu theo định nghĩa trước kia là cận ngành với nó, vì vậy rêu sừng được xếp thành một ngành riêng, gọi là Anthocerotophyta. Ngành Bryophyta hiện chỉ bao gồm rêu thực sự.

Trước đây chỉ có một lớp Rêu sừng có tên là Anthocerotopsida, hoặc trước đó là Anthocerotae. Gần đây, một lớp thứ 2 được tách ra là Leiosporocertotopsida, lớp này bao gồm loài bất thường Leiosporoceros dussii. Tất cả loài rêu sừng khác vẫn nằm trong lớp Anthocerotopsida. Hai lớp này hiện được chia thành 5 bộ, mỗi bộ chỉ có một họ.

Trong số các thực vật trên cạn, rêu sừng là một trong những dòng dõi còn sống sót cổ nhất; các phân tích nhánh chỉ ra rằng nhóm này bắt nguồn từ trước kỷ Devon, vào khoảng cùng thời gian với rêu và rêu tản. Chỉ có khoảng 100 loài đã được biết đến, nhưng các loài mới vẫn đang được phát hiện. Số lượng và tên gọi của các chi hiện vẫn là vấn đề đang được khảo sát, và một số hệ thống phân loại khác nhau đã được công bố từ năm 1988.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các dữ liệu nghiên cứu về phân tử, hình thái và siêu cấu trúc đã đưa ra được hệ thống phân loại mới của Rêu sừng.[2]

bộ Leiosporocerotales
Leiosporocerotaceae

bộ Anthocerotales

Anthocerotaceae

bộ Notothyladales

Notothyladaceae

bộ Phymatocerotales

Phymatocerotaceae

bộ Dendrocerotales

Dendrocerotaceae
Leiosporocerotaceae

Leiosporoceros

Anthocerotaceae

Folioceros

Sphaerosporoceros

Anthoceros

Notothyladaceae

Notothylas

Phaeoceros

Phymatocerotaceae

Phymatoceros

Dendrocerotaceae

Phaeomegaceros

Nothoceros

Megaceros

Dendroceros

Phát sinh chủng loài hiện tại và thành phần của Anthocerotophyta.[2][3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Stotler, Raymond E.; Barbara J. Candall-Stotler (1977). “A checklist of the liverworts and hornworts of North America”. The Bryologist. American Bryological and Lichenological Society. 80 (3): 405–428. doi:10.2307/3242017. JSTOR 3242017.
  2. ^ a b Duff, R. Joel; Juan Carlos Villarreal; D. Christine Cargill; Karen S. Renzaglia (2007). “Progress and challenges toward a phylogeny and classification of the hornworts”. The Bryologist. 110 (2): 214–243. doi:10.1639/0007-2745(2007)110[214:PACTDA]2.0.CO;2.
  3. ^ J. C. Villareal; Cargill D. C.; Hagborg A.; Söderström L.; Renzaglia K. S. “A synthesis of hornwort diversity: Patterns, causes and future work” (pdf). Phytotaxa. 9: 150–166.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Grolle, Riclef (1983). “Nomina generica Hepaticarum; references, types and synonymies”. Acta Botanica Fennica. 121: 1–62.
  • Hasegawa, J. (1994). “New classification of Anthocerotae”. Journal of the Hattori Botanical Laboratory. 76: 21–34.
  • Renzaglia, Karen S. (1978). “A comparative morphology and developmental anatomy of the Anthocerotophyta”. Journal of the Hattori Botanical Laboratory. 44: 31–90.
  • Renzaglia, Karen S. & Vaughn, Kevin C. (2000). Anatomy, development, and classification of hornworts. In A. Jonathan Shaw & Bernard Goffinet (Eds.), Bryophyte Biology, pp. 1–20. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-66097-1.
  • Schofield, W. B. (1985). Introduction to Bryology. New York: Macmillan.
  • Schuster, Rudolf M. (1992). The Hepaticae and Anthocerotae of North America, East of the Hundredth Meridian. VI. Chicago: Field Museum of Natural History.
  • Smith, Gilbert M. (1938). Cryptogamic Botany, Volume II: Bryophytes and Pteridophytes. New York: McGraw-Hill Book Company.
  • Watson, E. V. (1971). The Structure and Life of Bryophytes (ấn bản thứ 3). London: Hutchinson University Library. ISBN 0-09-109301-5.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]